Nghị định 17/2020/NĐ-CP được ban hành vào ngày 05/02/2020, có hiệu lực vào ngày 22/03/2020 sửa đổi bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công thương. Trong đó nổi bật là một số những thay đổi liên quan đến lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Cơ sở được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi nào?
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi: Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm cụ thể (Điều 10.1 Nghị định 17/2020/NĐ-CP). Như vậy Nghị định 17/2020/NĐ-CP đã bãi bỏ điều kiện bắt buộc là: “Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương” được quy định tại Nghị định 77/2016/NĐ-CP.
Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm là gì?
Nghị định 77/2016/NĐ-CP đã quy định điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với một số loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm gồm: (i) cơ sở sản xuất thực phẩm; (ii) cơ sở kinh doanh thực phẩm; (iii) cơ sở sản xuất sữa chế biến; (iv) cơ sở sản xuất bia; (v) cơ sở sản xuất dầu thực vật; (vi) cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ; (vii) cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ. Nhìn chung Nghị định 17/2020/NĐ-CP đã sửa đổi theo hướng bãi bỏ nhiều điều kiện chi tiết trong các quy định tuân thủ an toàn thực phẩm. Dưới đây là cập nhật điều kiện chung phổ biến của cơ sở sản xuất và kinh doanh thực phẩm theo quy định của Nghị định 77/2016/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 17/2020/NĐ-CP:
Điều kiện đối với cơ sở sản xuất thực phẩm (Điều 26 đến 29 Nghị định 77/2016 được sửa đổi bởi Nghị định 17/2020/NĐ-CP):
Ngoại lệ của cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm?
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không thuộc đối tượng phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được quy định tại Điều 12 Nghị định 15/2018 và Nghị định 17/2020, cụ thể là:
- Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Luật An toàn thực phẩm.
- Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ, sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định, sơ chế nhỏ lẻ, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn, sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm, nhà hàng trong khách sạn, bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm, kinh doanh thức ăn đường phố: Gửi bản cam kết đến cơ quan có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp quản lý về an toàn thực phẩm trên địa bàn.
- Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực: Gửi bản sao Giấy chứng nhận đến cơ quan có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp quản lý về an toàn thực phẩm trên địa bàn.
Cập nhật bởi: Nguyễn Thị Kim Thanh.
Comments