top of page
Tìm kiếm
thanhnguyen056

CÁC GIAO DỊCH ĐẢM BẢO NỢ PHỔ BIẾN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM


Nhu cầu hỗ trợ tài chính, dù là cho tiêu dùng cá nhân hay là kinh doanh (tổ chức kinh tế) là luôn tồn tại, và dường như ngày càng tăng trong bối cảnh nền kinh tế bị Việt Nam nói riêng và toàn cầu nói chung bị ảnh hưởng chung bởi dịch bệnh Covid 19. Việc xem xét cho vay, dĩ nhiên, gắn liền với đánh giá về khả năng trả nợ của bên đi vay và đảm bảo bên vay trả được nợ đến hạn.


Theo quy định của pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, có hai nhóm biện pháp đảm bảo nghĩa vụ trả nợ gồm có: (1) nhóm các biện pháp bảo đảm bằng tài sản như cầm cố, thế chấp, bảo lãnh của bên thứ ba có sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản; và (2) các biện pháp bảo đảm khác không dùng tài sản như bảo lãnh, tín chấp, được khái quát ở bảng dưới đây:


1. Nhóm biện pháp bảo đảm bằng tài sản:


2. Nhóm biện pháp bảo đảm không dùng tài sản:

Vấn đề thế chấp bất động sản của cá nhân, tổ chức không phải là tổ chức tín dụng:


- Trước khi Nghị đinh 21/2021/NĐ-CP được ban hành và có hiệu lực, ngày 15/5/2021, pháp luật về thế chấp chỉ cho phép tổ chức tín dụng được quyền nhận thế chấp bất động sản. Do vậy, thực tế là các văn phòng công chứng không đồng ý công chứng hợp đồng vay mượn giữa các cá nhân, tổ chức với tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hay tài sản khác. Điều đó dẫn đến một hệ lụy, đó là nhiều giao dịch vay mượn lại bị chuyển thành hợp đồng mua bán nhà đất, tài sản… dẫn đến người đi vay có nguy cơ thiệt hại, thậm chí bị mất luôn nhà, đất.


- Kể từ ngày 15/5/2021, pháp luật đã cho phép cá nhân, tổ chức khác không phải là tổ chức tín dụng được quyền nhận thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hay tài sản khác. Tuy vậy, quy định tại Nghị định 21/2021 chỉ mới dừng lại ở mức độ quy định chung “cho phép được nhận thế chấp”, mà chưa có các quy định chi tiết để đảm bảo thực thi quyền này, cụ thể một số vấn đề như:

(i) Chưa có cơ chế, phương pháp để thẩm định giá cho vay, giải ngân khoản vay, giám sát việc thực hiện khoản vay đúng mục đích;

(ii) Xử lý thu hồi nợ khi đến hạn mà bên đi vay không trả nợ.


Hy vọng rằng trong thời gian sớm nhất, cơ quan có thẩm quyền sẽ có những hướng dẫn cụ thể để củng cố hành lang pháp lý của hoạt động cho vay nhận thế chấp tài sản của các cá nhân, tổ chức không phải là tổ chức tín dụng. Trong khi chờ đợi các hướng dẫn cụ thể , các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động cho vay nhận thế chấp tài sản nên có những thoả thuận cụ thể, trên cơ sở quy định của các luật liên quan (Bộ luật dân sự, Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản…) để quy định rõ ràng những vấn đề trên trong hợp đồng cho vay có thế chấp tài sản, tránh các hệ quả có thể phát sinh mà không có cơ chế giải quyết.


--------------------------

Lawlink Việt Nam (LLVN) là hãng Luật cung cấp các giải pháp pháp lý cho các doanh nghiệp, doanh nhân về ĐẦU TƯ, hoạt động doanh nghiệp & kinh doanh, Mua bán & Sáp nhập; Tranh tụng và Giải quyết tranh chấp. Chúng tôi cung cấp dịch vụ trọn gói từ các khâu tư vấn mô hình hoạt động, đến giấy phép, hợp đồng, cấu trúc vốn và thu xếp vốn, dịch vụ kế toán & thuế, và đại diện. Các ngành mà chúng tôi thực hành liên tục gồm: Bất động sản & Xây dựng, Hạ tầng, Xử lý rác thải & môi trường, Y & Dược, Giáo dục, Fintech, Nông nghiệp, Truyền thông & Xuất bản, Thương mại điện tử.

------------------------

𝐂𝐨𝐧𝐭𝐚𝐜𝐭 𝐮𝐬

Website: www.lawlink.com

Instagram: lawlink.vietnam

Facebook: Lawlink Vietnam

Phone: +84 908107788

Address: Aqua 1, Vinhomes Golden River, 02 Tôn Đức Thắng, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

41 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comentarios


bottom of page