top of page
Tìm kiếm

LÀM THẾ NÀO ĐỂ “ĐÓNG CỬA” DOANH NGHIỆP

Đã cập nhật: 8 thg 4, 2020

Giải thể doanh nghiệp là sự kiện pháp lý chấm dứt sự hoạt động của một pháp nhân. So với việc thành lập một doanh nghiệp thì việc giải thể trải qua nhiều bước thủ tục ở nhiều cơ quan quản lý nhà nước khác nhau, tốn nhiều thời gian, chi phí và chỉ được giải thể khi thuộc những trường hợp luật cho phép.


Căn cứ theo Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2014, các trường hợp giải thể doanh nghiệp bao gồm:

(i) Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;

(ii) Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;

(iii) Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;

(iv) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.


Quy trình giải thể doanh nghiệp (theo quy định tại Điều 202 Luật doanh nghiệp 2014 và Điều 59 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, Điều 17 và 18 Nghị định 95/2016/NĐ-CP), gồm:

Bước 1: Giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty (nếu có) trước khi giải thể công ty


Bước 2: Doanh nghiêp ban hành quyết định giải thể


Bước 3: Thông báo và niêm yết công khai quyết định giải thể.


Bước 4:

- Chấm dứt hiệu lực mã số thuế

- Xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế xuất nhập khẩu với Tổng cục hải quan (với trường hợp doanh nghiệp có đăng ký ngành nghề liên quan đến xuất nhập khẩu)

- Trả lại con dấu cho cơ quan Công an (trường hợp dấu được cấp bởi cơ quan Công an)

- Thanh lý tài sản

- Tất toán mọi nghĩa vụ tài chính đối với người lao động, bên thứ ba trong các giao dịch hợp đồng, cơ quan nhà nước…


Bước 5: Nộp hồ sơ đăng ký giải thể tại Sở kế hoạch và đầu tư nơi có trụ sở chính


Bước 6: Nhận kết quả xóa tên doanh nghiệp.


Sơ đồ minh họa các bước:




Các dịch vụ mà Lawlink Việt Nam cung cấp trong lĩnh vực này bao gồm:


- Tư vấn hình thức và lộ trình giải thể phù hợp, tư vấn các điều kiện phải đáp ứng

- Tư vấn phương án xử lý tài sản doanh nghiệp khi giải thể bao gồm tài sản hữu hình, tài sản trí tuệ, tài sản cố định và tài sản là phần vốn góp tại các công ty khác.

- Chuẩn bị, soạn thảo các hồ sơ, tài liệu thực hiện các thủ tục tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Đại diện nộp hồ sơ, theo dõi quá trình xử lý, giải quyết các vấn đề phát sinh và nhận kết quả giải quyết.


Mọi yêu cầu tư vấn về dịch vụ pháp lý liên quan đến giải thể doanh nghiệp, vui lòng liên hệ với Lawlink Việt Nam qua website: lawlinkvn.com hoăc liên hệ qua email info@lawlinkvn.com hoặc số điện thoại +84 908 10 77 88

42 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả
bottom of page