top of page
Tìm kiếm
  • Mai Do

LỐI RA NÀO CHO WTO

Cơ quan phúc thẩm – Appellate Body với 7 thành viên, là cơ quan xét xử cao nhất đối với các tranh chấp thương mại, được bầu ra dưới cơ chế đồng thuận bởi 163 quốc gia thành viên, sẽ đóng cửa lần đầu tiên vào ngày 10/12 tới đây.


Nguyên nhân chính dẫn đến việc này là do thiếu hụt số lượng thẩm phán mà gián tiếp là do phía Mỹ luôn bỏ phiếu phản đối việc bổ nhiệm thẩm phán trong vòng hai năm qua. Với số lượng thẩm phán hiện tại là ba và hai vị trong số đó sẽ kết thúc nhiệm kỳ trong tháng 12 này, trong khi cuộc họp vừa rồi của cơ quan giải quyết tranh chấp để thuyết phục phía Mỹ thay đổi quan điểm cũng đã đi vào bế tắc.

Các quốc gia thành viên WTO, đặc biệt là Ấn Độ - quốc gia có chính sách thúc đẩy xuất khẩu bị tuyên vi phạm và bị buộc phải chấm dứt vào tháng 10 vừa qua, lo lắng tình trạng thiếu vắng đi cơ quan phúc thẩm sẽ ảnh hưởng đến các vụ việc tranh chấp đang trong quá trình xử lý cũng như sự bảo vệ về pháp lý cho các quốc nhỏ, đang phát triển trong trận chiến kinh tế.


Một số nền kinh tế lớn như Canada, EU và Na Uy đang thảo luận một thỏa thuận khung về việc thành lập một hội đồng trọng tài để giải quyết tranh chấp song phương. Tuy nhiên cũng còn nhiều vấn đề vướng mắc và gặp phải sự phản đối.


Không chỉ cơ quan phúc thẩm mà ngay chính WTO cũng có nguy cơ phải đóng cửa vào 01/01/2020 nếu dự thảo ngân sách hoạt động cho giai đoạn 2020-2021 vào ngày 31-12 tới không được thông qua. Mà một lần nữa là do phía Mỹ gia tăng sức ép lên WTO và phàn nàn rằng quá nhiều chi phí được phân bổ cho thẩm phán ở Cơ quan phúc thẩm mặc dù họ làm công việc bán thời gian, thời gian giải quyết vụ việc quá lâu và chỉ đưa ra được 5 đến 6 phán quyết mỗi năm.


Mỹ là quốc gia đóng góp vào ngân sách của WTO hơn bất kỳ quốc gia nào, trong năm 2019 là khoảng 22,8 triệu đô.


Cũng trong một động thái mới đây, Mỹ đưa ra đề nghị sẽ hỗ trợ 197.2 triệu franc Thụy Sỹ cho ngân sách năm 2020 với điều kiện là ngân sách dành cho thẩm phán cơ quan phúc thẩm sẽ không vượt quá 100,000 francs (giảm 87% so với dự toán) và 100,000 francs cho quỹ hoạt động của cơ quan giải quyết tranh chấp (giảm 95% so với dự toán). Tuy nhiên, đại diện phát ngôn của WTO từ chối đưa ra bất kỳ nhận định nào vào thời điểm này. Đề nghị của Mỹ cũng đi cùng với các lo lắng rằng việc cắt giảm lương của thẩm phán sẽ khiến họ không thực sự mặn mà với công việc cũng như dẫn đến tình trạng kéo dài thời gian xử lý tranh chấp.


Đáng lo nhất là nếu WTO thực sự đóng cửa, không còn một cơ chế kiểm soát hiệu quả và ngăn chặn hệ thống thương mại quốc tế rơi vào tình trạng “luật rừng”, các lệnh trừng phạt, sắc thuế được ban hành “vô tội vạ” thì các nước đang phát triển sẽ là bên bị ảnh hưởng nhiều nhất.


11 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả
bottom of page