top of page
Tìm kiếm

“RỘNG ĐƯỜNG” CHẤM DỨT HỢP QUAN HỆ LAO ĐỘNG

Đã cập nhật: 6 thg 3, 2023


Ngày 20/11/2019, Quốc hội khóa XIV đã thông qua BLLĐ 2019. Bộ luật lao động sửa đổi sẽ có hiệu lực vào 01/01/2021. Một trong những điểm mới nổi bật của phiên bản sửa đổi lần này đó là “mở rộng đường” cho cả người lao động (“NLĐ”) và người sử dụng lao động (“NSDLĐ”) được chấm dứt quan hệ lao động.



1. Về phía người lao động, thay đổi đáng chú ý là cho phép được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (“HĐLĐ”) mà không cần nêu lý do và thậm chí có 1 số trường hợp không cần báo trước một thời hạn nhất định (quy định tại Điều 35 BLLĐ 2019):


1.1 Bất kể khi nào có nhu cầu chấm dứt quan hệ lao động và không phân biệt loại hợp đồng (so với quy định của BLLĐ 2012 thì chỉ với loại hợp đồng lao động không xác định thời hạn thì NLĐ mới được quyền chấm dứt mà không cần lý do hợp pháp) NLĐ chỉ cần thông báo đến NSDLĐ về nguyện vọng của mình mà không cần nêu ra lý do nhưng phải tuân thủ về thời hạn báo trước, cụ thể là 45 ngày đối với HĐLĐ không xác định thời hạn hoặc ít nhất 30 ngày nếu HĐLĐ có thời hạn từ 12 đến 36 tháng và ít nhất 03 ngày nếu HĐLĐ có thời hạn dưới 12 tháng.


1.2. Một số trường hợp mà NLĐ không cần tuân thủ điều kiện về thời hạn báo trước đó là:

(i) NSDLĐ không thực hiện đúng thỏa thuận trong HĐLĐ về vị trí, điều kiện, địa điểm làm việc, tiền lương;

(ii) NLĐ bị ngược đãi, nhục mạ làm ảnh hưởng đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, bị cưỡng bức lao động;

(iii) NLĐ bị quấy rối tình dục;

(iv) NLĐ phụ nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định pháp luật;

(v) NLĐ đủ tuổi nghỉ hưu;

(vi) NSDLĐ cung cấp thông tin không trung thực làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng.


2. Về phía người sử dụng lao động, mở rộng các trường hợp mà NSDLĐ được quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ:


2.1 Điều 36 BLLĐ 2019 BLLĐ 2019 đã bổ sung thêm 03 trường hợp mà NSDLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ, nâng tổng số các trường hợp mà NSDLĐ được quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ lên là 07 trường hợp, so với 04 trường hợp theo quy định của BLLĐ 2012, cụ thể là:

(i) NLĐ đủ tuổi nghỉ hưutheo quy định về tuổi nghỉ hưu tại Điều 169 BLLĐ 2019. Về độ tuổi nghỉ hưu hiện nay, BLLĐ 2019 đã có sự thay đổi đáng kể, theo đó tuổi nghỉ hưu sẽ tăng dần theo thời gian bắt đầu từ 2021, nam tăng mỗi năm 03 tháng, nữ tăng mỗi năm 04 tháng cho đến khi chạm mốc 62 tuổi với nam, 60 tuổi với nữ.

(ii) NLĐ tự ý bỏ việc không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên lục trở lên;

(iii) NLĐ cung cấp thông tin không trung thực khi giao kết HĐLĐ ảnh hưởng đến việc tuyển dụng.


2.2 Quy định tại mục (iii) nêu trên, hiện nay chưa có hướng dẫn cụ nên có thể dẫn đến nhiều câu hỏi xung quanh việc áp dụng pháp luật như: (i) Hình thức thể hiện của thông tin không trung thực là gì? (có thể hiện dưới dạng bằng văn bản như bằng cấp, xác nhận hay trao đổi qua thư điện tử hay chỉ đơn giản là lời nói trong cuộc phỏng vấn tuyển dụng…); (ii) Tiêu chí nào để xác định một thông tin không trung thực và ai có thẩm quyền xác định thông tin ấy trung thực hay không trung thực? (iii) Mức độ ảnh hưởng đến việc tuyển dụng như thế nào (nếu biết thông tin ấy từ ban đầu thì sẽ không tuyển dụng hay là nếu biết thông tin đó thì mức lương, phúc lợi, cấp bậc của người lao động sẽ khác so với hiện tại). Liên quan đến vấn đề này và cho mục đích áp dụng thống nhất pháp luật, Chúng tôi cho rằng cơ quan lập pháp sẽ sớm ban hành văn cụ thể hướng dẫn áp dụng khoản này.


2.3 Trước đây, một hành vi đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ được coi là đúng pháp luật khi hội đủ 2 điều kiện: (i) Thuộc các trường hợp mà pháp luật cho phép chấm dứt và (ii) Phải tuân thủ thời hạn báo trước về việc chấm dứt tùy vào loại HĐLĐ trong mọi trường hợp. Nếu thiếu đi một trong 2 điều kiện trên thì được xem là đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật. Khoản 3 Điều 36 BLLĐ 2019 đã sửa đổi theo hướng: NSDLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà không cần phải báo trước khi rơi vào 2 căn cứ:

(i) NLĐ không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn tạm hoãn;

(ii) NLĐ tự ý bỏ việc không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên lục trở lên.


Với sự thay đổi trong chính sách về quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của BLLĐ 2019 thì có thể thấy rằng quyền tự do thiết lập và kể cả tự do chấm dứt quan hệ lao động đã được chú trọng hơn trong lần sửa đổi này. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, với quy định này thì phía NSDLĐ, nhất là khối doanh nghiệp sản xuất cần nhanh chóng cập nhật, hiểu rõ để đảm bảo sự chủ động trong việc sử dụng nguồn nhân lực, điều chỉnh các chính sách về sử dụng nhân sự cho phù hợp để đạt được mục đích sử dụng nhân sự ổn định và giảm thiểu các trường hợp bất ngờ chấm dứt quan hệ ảnh hưởng đến việc sản xuất, kinh doanh.


Tin, bài: LLVN

Hình: Internet.

-----------------------

Lawlink Vietnam cung cấp dịch vụ pháp lý trong tuyển dụng & lao động cho tổ chức và cá nhân, bao gồm: Rà soát & xây dựng hệ thống chính sách trong quản trị nhân lực như cơ cấu quản trị & phân quyền; các quy chế hoạt động & kiểm soát tuân thủ; Nội quy; Hợp đồng lao động và các thoả thuận bảo mật thông tin và chống cạnh tranh; các tài liệu mẫu trong xử lý kỷ luật lao động & chấm dứt quan hệ lao động; Các hướng dẫn tuân thủ về kiểm soát chất lượng, an toàn vs lao động & bảo vệ môi trường, các cam kết trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; Các loại giấy phép lao động và dịch vụ cho lao động nước ngoài; Dịch vụ thuế & bảo hiểm; Tư vấn & Đại diện trong giải quyết tranh chấp lao động.


-----------------------

𝐂𝐨𝐧𝐭𝐚𝐜𝐭 𝐮𝐬

Website: www.lawlink.com

Instagram: lawlink.vietnam

Facebook: Lawlink Vietnam

Phone: +84 908107788

Address: Suite 10.2, Level 10, Vietnam Business Center Building, No.57-59 Ho Tung Mau Street, District 1, HCMC., Vietnam


26 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả
bottom of page