Ngày nay, việc sử dụng Hợp đồng theo mẫu trong các giao dịch ngày càng trở nên phổ biến hơn, xuất phát từ những ưu điểm của loại hợp đồng này giúp cho việc giao kết hợp đồng trở nên thuận tiện, tiết kiệm thời gian và chi phí hơn cho các bên.
Mặc dù, bản chất của Hợp đồng dù theo mẫu hoặc do các bên tự “thiết kế” thì đều phản ánh sự thỏa thuận, ý chí đích thực của các bên tham gia giao dịch. Trên thực tế, Hợp đồng theo mẫu thường là những quy định, nguyên tắc giao dịch được vạch ra, được áp đặt bởi một bên trong giao dịch cụ thể là bên cung cấp dịch vụ/bên bán hàng hóa. Thực trạng này đặc biệt phổ biến trong các giao dịch có đối tượng là hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, và người tiêu dùng thường có xu hướng “buộc phải” chấp nhận các điều khoản này để tham gia giao dịch. Từ thực trạng nêu trên, sự bất cân xứng quyền lợi, nghĩa vụ trong giao dịch là thường trực xảy đến và thường theo hướng có lợi cho bên soạn thảo/đưa ra hợp đồng mẫu, gây ảnh hưởng lớn đến sự ổn định các quan hệ xã hội. Để dung hòa những ưu điểm và điểm hạn chế của việc sử dụng hợp đồng mẫu, pháp luật đã đặt ra các yêu cầu nghiêm ngặt khi ban hành, sử dụng hợp đồng mẫu, cụ thể là tuân thủ về hình thức, đăng ký trước khi sử dụng, việc lưu trữ và cung cấp khi được yêu cầu (các quy định tại Điều 17, Điều 19 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010)
Vừa qua, vào ngày 26/08/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định cụ thể các mức xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Theo đó, hành vi vi phạm các quy định về đăng ký và sử dụng Hợp đồng theo mẫu được xem là hành vi vi phạm về bảo vệ người tiêu dùng (Điều 49, 50, 51 thuộc Mục 9 Nghị định 98/2020/NĐ-CP), và bị xử lý theo các hình thức và mức xử phạt cụ thể như sau:
Cập nhật bởi: LawlinkVN
Comments