1. Trong thời gian người lao động bị cách ly bắt buộc do nghi nhiễm hoặc tiếp xúc gần với người dương tính với Covid-19 nên phải nghỉ làm, Công ty có trách nhiệm trả lương cho người lao động hay không?
Bộ luật lao động 2012 ("BLLĐ") và các văn bản về phòng chống bệnh truyền nhiễm đều không có quy định về vấn đề này. Trong bối cảnh này, các doanh nghiệp có thể cần nhắc tùy nghi áp dụng phương án thích hợp phụ thuộc vào tình hình cụ thể, chính sách nhân sự, các nguồn lực hiện có của doanh nghiệp và cả hoàn cảnh của người lao động ("NLĐ"). Theo tìm hiểu thì thực tế hiện nay các doanh nghiệp và người lao động thường tính các ngày nghỉ làm đi cách ly là ngày phép năm cho NLĐ, nếu số ngày phép năm của NLĐ còn lại ít hơn số ngày nghỉ làm đi cách ly thì có thể cân nhắc áp dụng các phương án theo các quy định khác của BLLĐ như liệt kê tại mục 2 dưới đây.
Tính pháp lý của yêu cầu buộc NLĐ đăng ký sử dụng hết số ngày nghỉ hằng năm (ngày phép):
Bản chất của ngày nghỉ hằng năm là để NLĐ có thời gian xử lý các việc cá nhân, đột xuất hay ốm đau, bệnh tật. Pháp luật lao động cho phép hai hình thức nghỉ hằng năm là: (i) lịch nghỉ cố định do NSDLĐ quy định sau khi tham khảo ý kiến của NLĐ hoặc (ii) nghỉ phát sinh theo nhu cầu của NLĐ.
- Trường hợp doanh nghiệp không quy định lịch nghỉ hằng năm thì khi nhận được yêu cầu nghỉ của NLĐ và nếu NLĐ còn ngày nghỉ thì giải quyết cho NLĐ nghỉ theo nguyện vọng. NSDLĐ không có cơ sở buộc NLĐ phải sử dụng hết số ngày phép chưa sử dụng.
- Trường hợp doanh nghiệp quy định lịch nghỉ hằng năm:
+ Nếu thời gian NLĐ nghỉ việc (bắt buộc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước hoặc theo nhu cầu cá nhân) do ảnh hưởng của Covid-19 không trùng lịch nghỉ được quy định thì căn cứ vào điều kiện thực tế để quyết định cho NLĐ nghỉ hằng năm theo yêu cầu đăng ký. NSDLĐ không có cơ buộc NLĐ phải sử dụng hết số ngày phép chưa sử dụng
+ Nếu thời gian dịch bệnh xảy ra trùng vào lịch nghỉ hằng năm thì NSDLĐ có cơ sở yêu cầu NLĐ phải sử dụng hết ngày nghỉ trong khoảng thời gian này và NLĐ có nghĩa vụ sử dụng hết số ngày nghỉ đó.
2. Những biện pháp mà BLLĐ cho phép áp dụng để xử lý mối quan hệ lao động trước những ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh Covid-19 gây ra bao gồm:
3. Có được phép buộc người lao động đi làm trong thời gian xảy ra dịch bệnh Covid-19 (đối với những daonh nghiệp không thuộc diện bị bắt buộc đóng cửa theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền)?
Theo Khoản 2 Điều 140 Bộ Luật lao động năm 2012, người lao động có quyền từ chối làm việc hoặc rời bỏ nơi làm việc mà vẫn được tra đủ tiền lương và không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động khi thấy có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình và phải báo ngay với người phụ trách trực tiếp. Người sử dụng lao động không được buộc người lao động tiếp tục làm công việc đó hoặc trở lại nơi làm việc đó nếu nguy cơ chưa được khắc phục.
Covid-19 được tuyên bố là dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nguy cơ ở mức độ khẩn cấp toàn cầu và lây truyền từ người sang người tại Việt Nam từ 01/02/2020. Do vậy dịch bệnh Covid-19 là một trong những nguy cơ đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của người lao động. Tuy vậy, khi áp dụng quy định trên thì vấn đề chứng minh tồn tại “nguy cơ”, mức độ của “nguy cơ” tại nơi làm việc để áp dụng quy định trên lại là một vấn đề sẽ gây nhiều tranh cãi. Ví dụ như nếu trong doanh nghiệp (không thuộc các ngành nghề bị bắt buộc tạm ngừng hoạt động, ảnh hưởng trực tiếp) có người dương tính (F0) hoặc có người là F1 của người dương tính thì “nguy cơ” ở đây khá rõ ràng, ngược lại chỉ có F2, F3, F4 thì nguy cơ như thế nào? Hoặc là tòa nhà nơi người lao động làm việc có người bị nhiễm (không cùng chung văn phòng) thì có là “nguy cơ đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe” của người lao động hay không?
LLVN đang triển khai chương trình tư vấn pháp lý miễn phí đối với doanh nghiệp xã hội, doanh nghiệp nhỏ và vừa, cá nhân và nhóm khởi nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid. Doanh nghiệp và người lao động có nhu cầu, có thể đăng ký thông qua website này hoặc liên hệ với chúng tôi tại: info@lawlinkvn.com; hotline: +84 908 107 788.
Phụ trách nội dung: Nguyễn Thị Kim Thanh - Luật sự tập sự
Commentaires