top of page

Email, nhắn tin, gọi điện quảng cáo, thu thập trái phép, mua bán dữ liệu cá nhân… sẽ bị xử lý?

Tình trạng cá nhân phải liên tục nhận nhiều email, tin nhắn, cuộc gọi thoại quảng cáo làm phiền, và nghiêm trọng hơn là hành vi thu thập trái phép, mua bán dữ liệu cá nhân một cách công khai trên không gian mạng, trong các giao dịch điện tử là một trong những vấn đề khá nhức nhối trong nhiều năm qua. Dù Chính phủ đã ban hành các quy định xử phạt, những hình phạt đưa ra dường như cũng chưa thấm gì với lợi nhuận thu được từ các hoạt động trái phép nói trên, nên tình trạng này cho đến nay lại có xu hướng tái diễn và tăng lên.

Nghị định 15/2020/NĐ-CP (“Nghị định 15”) có hiệu lực từ ngày 15/4/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực, bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử thay thế Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 13-11- 2013 (“Nghị định 174”) đã bổ sung thêm một số hành vi mà Nghị định 174 chưa quy định như: hành vi cung cấp số điện thoại liên hệ trong các biển quảng cáo, rao vặt; gửi thư điện tử quảng cáo, tin nhắn quảng cáo nhưng chưa được sự đồng ý của người nhận...

Hệ thống chế tài xử lý vi phạm hành chính theo Nghị định 15 gồm:

(i) Hình thức xử phạt chính bao gồm: (i) Cảnh cáo; (ii) Phạt tiền. Nhìn chung mức phạt xử phạt hành chính quy đinh tại Nghị định 15 đối với một số hành đối với một số hành vi cao hơn Nghị định 174 từ 20-30 triệu đồng.

(ii) Hình thức xử phạt bổ sung: Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung như: (i) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng; (ii) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; (iii) Đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng; (iv) Trục xuất.

(iii) Và 17 biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 15.

Các đối tượng bị xử phạt theo Nghị định 15 bao gồm cá nhân và tổ chức trong và ngoài nước thực hiện các hành vi vi phạm được quy định trong nghị định này, dưới đây LLVN tóm lược một số hành vi vi phạm phổ biến:







* Đây là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức, trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức và không vượt quá 40 triệu đồng trong lĩnh vực bưu chính, giao dịch điện tử và không vượt quá 100 triệu đồng trong lĩnh vực viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin (Điều 4 Nghị định 15).

Riêng đối với các chủ thể là doanh nghiệp cung cấp và kinh doanh dịch vụ viễn thông, điện tử, công nghệ thông tin cần tuân thủ chặt chẽ các quy định về điều kiện cấp phép và hoạt động tại các luật chuyên ngành có liên quan là tiền đề để tuân thủ các quy định tại nghị định 15 này.

Nghị định 15 có phạm vi điều chỉnh rộng khắp mọi tổ chức và cá nhân kinh doanh cũng như sử dụng dịch vụ bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử. Đặc biệt bối cảnh xã hội đang trong cuộc cách mạng 4.0, quá trình làm việc, kinh doanh thậm chí là vui chơi giải trí đều diễn ra tại không gian mạng và liên quan đến công nghệ thông tin và điện tử. Chính vì vậy các tổ chức, cá nhân cần nhanh chóng cập nhật các quy định tại Nghị định 15 để điều chỉnh hành vi và đảm bảo an toàn pháp lý. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các tổ chức là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.

Mọi yêu cầu tư vấn, rà soát về tính tuân thủ trong hệ thống và chính sách nội bộ của tổ chức, cá nhân với các quy định của pháp luật tại Nghị định 15 vui lòng liên hệ với Lawlink Việt Nam tại Website: lawlinkvn.com hoặc email: info@lawlinkvn.com

16 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page