top of page
thanhnguyen056

HÒA GIẢI THƯƠNG MẠI – PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI THAY THẾ - CẦN PHẢI BIẾT

1. HÒA GIẢI THƯƠNG MẠI LÀ GÌ?


Hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp (Khoản 1 Điều 3 Nghị định 22/2017/NĐ-CP về hòa giải thương mại).



2. TRANH CHẤP NÀO ĐƯỢC GIẢI QUYẾT BẰNG HÒA GIẢI THƯƠNG MẠI?


- Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.

- Tranh chấp giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.

- Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng hòa giải thương mại.

(Điều 2 Nghị định 22/2017/NĐ-CP).


3. ĐIỀU KIỆN ĐỂ HÒA GIẢI THƯƠNG MẠI LÀ GÌ?


Tranh chấp được giải quyết bằng hòa giải thương mại nếu các bên có thỏa thuận hòa giải. Các bên có thể thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng hòa giải trước, sau khi xảy ra tranh chấp hoặc tại bất cứ thời điểm nào của quá trình giải quyết tranh chấp (Điều 6 Nghị định 22/2017/NĐ-CP).


Thỏa thuận hòa giải phải bằng văn bản dưới hình thức điều khoản hòa giải trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng (Điều 11 Nghị định 22/2017/NĐ-CP).


Thực tế áp dụng, thỏa thuận hòa giải được thể hiện với hai thức sau:

(i) Các bên đã thỏa thuận ngay từ đầu, một trong các bên tranh chấp sẽ gửi tài liệu có thỏa thuận hòa giải kèm với văn bản yêu cầu hòa giải đến tổ chức hòa giải.

(ii) Các bên chưa có thỏa thuận hòa giải. Khi tranh chấp phát sinh, một bên đã nộp văn bản yêu cầu tổ chức hòa giải thương mại tiến hành hòa giải. Khi nhận được yêu cầu, tổ chức hòa giải sẽ gửi thông báo về yêu cầu hòa giải cho bên còn lại. Bên còn lại sẽ gửi phản hồi bằng văn bản cho tổ chức hòa giải. Trường hợp bên đó đồng ý hòa giải và trả lời bằng văn bản về việc đồng ý hòa giải thì điều kiện “Các bên có thỏa thuận hòa giải” đã đạt được; trường hợp bên đó không đồng ý hòa giải hoặc không trả lời thì không thỏa mãn điều kiện để tiến hành hòa giải.


4. ĐẶC ĐIỂM ĐƯỢC CHO LÀ ƯU VIỆT GIÚP HÒA GIẢI NỘI BẬT?


(i) Tự quyết định trình tự và cách thức tiến hành hòa giải. Nghị định 22/2017/NĐ-CP không quy định chi tiết về trình tự và cách thức tiến hành hòa giải và trao quyền quyết định cho các bên. Thực tế, các bên có quyền lựa chọn: địa điểm tiến hành hòa giải, cách thức hòa giải trực tiếp hoặc trực tuyến thông qua các công nghệ kĩ thuật hỗ trợ, lịch trình và thời gian cụ thế để hòa giải…


(ii) Bảo mật thông tin. Vấn đề bảo mật thông tin được lồng ghép vào các điều luật về quyền, nghĩa vụ và điều cấm đối với Hòa giải viên, cụ thể tại điểm b khoản 1 Điều 9 về quyền của Hòa giải viên thương mại “từ chối cung cấp thông tin liên quan đến vụ tranh chấp, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bằng văn bản hoặc theo quy định của pháp luật”, và điểm c khoản 2 Điều 9 ghi nhận về nghĩa vụ của Hòa giải viên “bảo vệ bí mật thông tin về vụ tranh chấp mà mình tham gia hòa giải, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bằng văn bản hoặc theo quy định của pháp luật”. Theo hai quy định trên, thông tin trong thủ tục hòa giải luôn phải được giữ kín, trừ khi các bên cho phép được tiết lộ. Điều này đã cho thấy ở thủ tục hòa giải, mức độ về quyền tự quyết của các bên tranh chấp phải lớn hơn Hòa giải viên, tức chỉ những gì các bên trao quyền hoặc cho phép thì Hòa giải viên mới được thực hiện. Với nguyên tắc này, từng bên tranh chấp mới thẳng thắn trao đổi, cung cấp thông tin mà không lo ngại Hòa giải viên tự ý tiết lộ với bên còn lại hoặc bên thứ ba bất kỳ.


5. KHÁC BIỆT CƠ BẢN GIỮA HÒA GIẢI THƯƠNG MẠI VÀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI?


6. HÒA GIẢI THƯƠNG MẠI ĐƯỢC ÁP DỤNG TRONG THỰC TẾ NHƯ THẾ NÀO?


Hiện nay, có khá nhiều các tổ chức hòa giải thương mại được thành lập và hoạt động căn cứ theo các quy định tại Nghị đinh 22/2017/NĐ-CP. Mỗi trung tâm sẽ ban hành một bộ “Quy tắc hòa giải”, được công bố công khai và áp dụng cho hoạt động hòa giải thương mại tại trung tâm đó. Tùy vào từng trung tâm, quy tắc hòa giải sẽ có các nội dung chính:

§ Phạm vi áp dụng

§ Yêu cầu hòa giải

§ Thỏa thuận hòa giải

§ Phí hòa giải, tạm ứng phí hòa giải, thanh lý phí hòa giải

§ Chọn, chỉ định hòa giải viên, tính độc lập của hòa giải viên

§ Tiến hành hòa giải

§ Văn bản kết quả hòa giải thành

§ Chấm dứt hòa giải

§ Bảo mật thông tin

§ Mối quan hệ giữa hòa giải với tố tụng trọng tài, tố tụng tòa án; không sử dụng thông tin trong hòa giải làm chứng cứ

§ Miễn trách nhiệm của hòa giải viên.


Đồng thời, tương tự như trọng tài thương mại, các trung tâm cũng tối ưu hóa một quy định mẫu về thỏa thuận chọn hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp để các bên lựa chọn đưa vào thỏa thuận, ví dụ: “Trong trường hợp có bất kỳ tranh chấp nào phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng, các bên thống nhất sẽ tiến hành hòa giải một cách thiện chí tại ….. theo Quy tắc hòa giải của Trung tâm này. Các bên sẽ bị ràng buộc bởi thỏa thuận giải quyết tranh chấp đạt được từ tiến trình hòa giải”. Ngoài nội dung của điều khoản mẫu này, các bên có thể thỏa thuận chi tiết thêm về nghĩa vụ bảo mật thông tin trong hòa giải, kể cả khi hòa giải thành công và hòa giải không thành công, nghĩa vụ thi hành thỏa thuận hòa giải thành…


Danh sách các tổ chức hòa giải thương mại được cấp phép hoạt động tại Thành phố Hồ Chí Minh theo cập nhật của Sở Tư Pháp tính đến 01/10/2020 như sau:


7. HÒA GIẢI THÀNH CÔNG NHƯNG MỘT/CÁC BÊN KHÔNG TỰ NGUYỆN THỰC HIỆN VÀ MỘT BÊN QUYẾT ĐỊNH KHỞI KIỆN, ĐỐI TƯỢNG KHỞI KIỆN LÀ GÌ?


Khác với giai đoạn phát sinh tranh chấp, ở giai đoạn hòa giải thành các bên đã cùng nhau xác lập một thỏa thuận về việc giải quyết tranh chấp bằng văn bản, gọi tắt là “Thỏa thuận hòa giải thành”. Theo đó mỗi bên có trách nhiệm thực hiện đúng nội dung đã đồng ý trong Thỏa thuận hòa giải thành đó.


Tính đến thời điểm hòa giải thành, có 02 tài liệu quy định về quyền và nghĩa vụ giữa các bên mà một trong các bên đã vi phạm:

(i) Một, (các) tài liệu ban đầu mà từ đó các bên phát sinh mâu thuẫn về quyền, nghĩa vụ. Phổ biến trong quan hệ thương mại là (các) Hợp đồng giao dịch;

(ii) Hai, Thỏa thuận hòa giải thành không được thực hiện đúng và/hoặc đầy đủ.


Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự, người cho rằng quyền của mình bị xâm phạm thì được khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình. Trong bối cảnh này, quyền của một bên được quy định trong Hợp đồng giao dịch hoặc Thỏa thuận hòa giải không thành đều bị xâm phạm bởi bên còn lại. Do vậy, bên có quyền được quyền lựa chọn một trong hai đối tượng nêu trên, hoặc là hợp đồng giao dịch hoặc Thỏa thuận hoài giải thành để khởi kiện.


Tuy nhiên, việc lựa chọn đối tượng khởi kiện đóng vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi và cả chiến lược giải quyết. Do vậy, người khởi kiện cần cân nhắc nhiều yếu tố mà một trong số đó có thể kể đến là:


(i) Đánh giá khả năng, điểm mạnh về pháp lý trong hồ sơ của mình.

(ii) Kết quả giải quyết theo mong đợi tại thời điểm khởi kiện. Thực tế là, một số trường hợp, khi hòa giải các bên sẽ có xu hướng nhượng bộ và dung hòa lợi ích để đạt được “tiếng nói chung” hóa giải mâu thuẫn. Tuy nhiên sau hòa giải, một bên lại không thực hiện Thỏa thuận hòa giải thành thì các bên sẽ có tâm lý chung là cân nhắc lại việc nhượng bộ lợi ích đã đạt được trong hòa giải thương mại.

(iii) Thời hiệu khởi kiện: thời hiệu khởi kiện đối với tranh chấp về hợp đồng là 03 năm kể từ ngày kể từ ngày biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm (Điều 429 Bộ luật dân sự 2015). Đối với các tranh chấp phức tạp, có tính chất quốc tế, các bên có thể trải qua quá trình hòa giải kéo quá dài vượt quá cột mốc 03 năm (thời hiệu khởi kiện) thì lựa chọn khởi kiện Thỏa thuận hòa giải là giải pháp an toàn hơn.


Bài viết của: Luật sư Nguyễn Thị Kim Thanh

----------------------------------------

Lawlink Việt Nam (LLVN) là hãng Luật cung cấp các giải pháp pháp lý cho các doanh nghiệp, doanh nhân về ĐẦU TƯ, hoạt động doanh nghiệp & kinh doanh, Mua bán & Sáp nhập; Tranh tụng và Giải quyết tranh chấp. Chúng tôi cung cấp dịch vụ trọn gói từ các khâu tư vấn mô hình hoạt động, đến giấy phép, hợp đồng, cấu trúc vốn và thu xếp vốn, dịch vụ kế toán & thuế, và đại diện. Các ngành mà chúng tôi thực hành liên tục gồm: Bất động sản & Xây dựng, Hạ tầng, Xử lý rác thải & môi trường, Y & Dược, Giáo dục, Fintech, Nông nghiệp, Truyền thông & Xuất bản, Thương mại điện tử.

---------------------------------------

𝐂𝐨𝐧𝐭𝐚𝐜𝐭 𝐮𝐬

Website: www.lawlink.com

Instagram: lawlink.vietnam

Facebook: Lawlink Vietnam

Phone: +84 908107788

Address: Aqua 1, Vinhomes Golden River, 02 Tôn Đức Thắng, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh


2.214 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

コメント


bottom of page