top of page
Ảnh của tác giảMinh Sáng Lê

TRƯỜNG HỢP NÀO ĐƯỢC MIỄN, GIẢM LỆ PHÍ MÔN BÀI TỪ 25/02/2020

Nghị định 22/2020/NĐ-CP (“Nghị định 22”) được ban hành vào ngày 24/02/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 139/2016/NĐ-CP về lệ phí môn bài và có hiệu lực từ ngày 25/02/2020. Đối tượng nào được miễn giảm lệ phí môn bài, thời hạn miễn giảm và các vấn đề liên quan được trình bày dưới đây.


1. Miễn lệ phí môn bài: Các trường hợp được miễn lệ phí môn bài được chia thành hai nhóm là (i) miễn có giới hạn thời gian và (ii) miễn không thời hạn.

a) Miễn lệ phí môn bài có giới hạn thời gian

Miễn lệ phí môn bài có giới hạn thời gian áp dụng đối với tổ chức, cá nhận mới thành lập, mới bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh và doanh nghiệp vừa và nhỏ được chuyển đổi từ hộ kinh doanh

(i) Đối với tổ chức, cá nhận mới thành lập

Điều 4.3 Nghị định 139 quy định: “Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình đang kinh doanh hoặc mới thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh … thì nộp mức lệ phí môn bài …”. Điều 1.1 Nghị định 22 đã sửa đổi theo hướng miễn lệ phí môn bài đối với trường hợp mới ra hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc mới thành lập cơ sở sản xuất kinh doanh trong năm tài chính đầu tiên (từ 1/1 đến 31/12).

Đồng thời, Nghị định 22 cũng miễn lệ phí môn bài cho chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của các chủ thể kinh doanh mới thành lập hoặc mới hoạt động trong thời gian chủ thể kinh doanh đó được miễn giảm lệ phí môn bài.

Điều 1.3 Nghị định 22 sửa đổi tương ứng thời hạn khai lệ phí môn bài và nộp Tờ khai cho cơ quan thuế đối với người nộp thuế mới thành lập hoặc hoạt động kinh doanh là trước ngày 30 tháng 01 năm sau năm mới ra hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc mới thành lập.

(ii) Trường hợp doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh:

b) Miễn lệ phí môn bài không giới hạn thời gian

Các trường hợp miễn lệ phí môn bài không giới hạn thời gian nhìn chung không có sự thay đổi, chủ yếu tập trung vào các đối tượng kinh doanh nhỏ lẻ, các ngành nghề được hưởng ưu đãi và khu vực kinh doanh ở địa bàn kinh tế khó khăn, cụ thể gồm:

- Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống;

- Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh không thường xuyên; không có địa điểm cố định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính;

- Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất muối;

- Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá;

- Điểm bưu điện văn hóa xã; cơ quan báo chí (báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử);

- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (bao gồm cả chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp theo quy định của pháp luật về hợp tác xã nông nghiệp;

- Quỹ tín dụng nhân dân; chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và của doanh nghiệp tư nhân kinh doanh tại địa bàn miền núi;

- Cơ sở giáo dục phổ thông công lập và cơ sở giáo dục mầm non công lập.

2. Trường hợp tạm ngừng sản xuất, kinh doanh sẽ không phải nộp lệ phí môn bài

Điều 1.2c Nghị định 22 quy định người nộp lệ phí đang hoạt động có văn bản gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc tạm ngừng sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch thì không phải nộp lệ phí cho năm tạm ngừng hoạt động nếu đáp ứng được 02 điều kiện sau:

- Văn bản xin tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh gửi cơ quan thuế trước ngày 30/01 hàng năm;

- Chưa nộp lệ phí môn bài của năm tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Nếu không đáp ứng đủ 02 điều kiện trên thì người nộp vẫn phải nộp lệ phí môn bài cho cả năm.

3. Hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân nộp thuế theo phương pháp khoán không phải nộp tờ khai lệ phí môn bài

Nộp thuế theo phương pháp khoán là việc nộp thuế tính theo tỷ lệ % trên doanh thu. Điều 1.3b Nghị định 22 quy định: “Hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân nộp thuế theo phương pháp khoán không phải khai lệ phí môn bài. Cơ quan thuế sẽ căn cứ tờ khai thuế, cơ sở dữ liệu ngành thuế để xác định doanh thu kinh doanh làm căn cứ tính mức lệ phí môn bài phải nộp của hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân nộp thuế theo phương pháp khoán”.

Cập nhật bởi: Trương Mỹ Duyên

37 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page