top of page
thanhnguyen056

ÁCH TẮC TRIỂN KHAI DỰ ÁN Ở CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN NHÀ NƯỚC VÀ QUY ĐỊNH MỚI THÁO NÚT THẮT

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp được thành lập từ 29/09/2018 theo Nghị định 131/2018/NĐ-CP (“Ủy ban”), và là cơ quan thuộc Chính phủ, được Chính phủ giao thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệphần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo quy định của pháp luật. Mục đích của việc thành lập Uỷ ban này là để thu gọn đầu mối quản lý phần vốn nhà nước từ các Bộ ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về một mối.


Tuy vậy, thời gian qua cũng đã vẫn liên tiếp xảy ra các vướng mắc liên quan đến hoạt động phê duyệt, quyết định đầu tư của tại các doanh nghiệp do Ủy ban quản lý, xung quanh vấn đề tách bạch giữa chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về đầu tư và quản lý phần vốn của chủ sở hữu là nhà nước tại doanh nghiệp.

Để giải quyết các vướng mắc trên, ngày 21/5/2020 Thủ tướng Chính Phủ đã ban hành nghị quyết số 75/NQ-CP về việc xử lý vướng mắc đối với một số dự án đầu tư của các doanh nghiệp do ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp làm đại diện chủ sở hữu, tập trung tháo gỡ các vấn đề sau:


1. Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư:


- Đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thực hiện trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên: Do Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư theo quy định tại Khoản 4 Điều 31 Luật Đầu tư và nguyên tắc giải quyết những vấn đề liên quan đến phạm vi từ hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều 11 Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan tiếp nhận Hồ sơ dự án và tổ chức thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

2. Phê duyệt dự án và quyết định đầu tư:

- Dự án dự án đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định có giá trị không quá 50% vốn chủ sở hữu được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp tại thời điểm gần nhất với thời điểm quyết định dự án và không quá mức vốn của dự án nhóm B: Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty quyết định đầu tư dự án.

- Dự án có giá trị lớn hơn 50% vốn chủ sở hữu hoặc vượt mức vốn dự án nhóm B: Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty báo cáo Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp xem xét, phê duyệt với chức năng là Cơ quan đại diện chủ sở hữu, làm cơ sở để Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty quyết định đầu tư dự án theo điều kiện và thủ tục theo quy định.

3. Xác định cơ quan chủ quản, thẩm quyền quyết định đầu tư và phân định trách nhiệm giữa Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và các bộ:

- Dự án sử dụng vốn đầu tư công: Các bộ là cơ quan chủ quản, quyết định đầu tư đối với dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương để hình thành tài sản công và giao cho doanh nghiệp quản lý, nhưng chưa tính thành phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

- Dự án đầu tư kinh doanh sử dụng vốn đầu tư phát triển của các tập đoàn, tổng công ty và doanh nghiệp: Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu.


Cập nhật bởi: Kim Thanh

35 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

תגובות


bottom of page