Trong bối cảnh hệ thống pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới đang phát triển mạnh mẽ về công nghệ tiền điện tử hay còn gọi là crypto currency, mặc dù là một thị trường tiềm năng và Ngân hàng Nhà nước cũng đã tổ chức nhiều buổi toạ đàm chuyên đề, Việt Nam vẫn chưa đi đến một quy định khung hay hướng đi cụ thể với loại tiền “mới” mà cũng không hề mới này.
Từ đó dẫn đến việc nhiều nhà đầu tư nước ngoài và cả các nhà đầu tư Việt Nam tìm đến các miền đất hứa với khung pháp lý mở cửa và an toàn hơn như Malta, Thụy Sỹ, Gibraltar, trong đó đặc biệt phải kể đến Estonia. Là một trong những quốc gia đi đầu xu hướng về công nghệ và xem mình là “the new digital nation”, Estonia có hệ thống quản lý thủ tục hành chính và giám sát hoàn toàn thông qua trực tuyến và tự động, không những thế, Estonia cũng là một trong những quốc gia đầu tiên cùng với Mỹ và Anh phát triển áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo vào hệ thống hành pháp và tư pháp, dần cắt giảm các chi phí hành chính và số lượng nhân viên nhà nước với tỉ lệ đến 22% trong tổng số dân chỉ khoảng 1,3 triệu người. Áp dụng công nghệ trong hành chính từ những năm 2000 trở lại đây, Estonia tự hào chưa hề có một sự cố ăn cắp thông tin hay lỗi dữ liệu đáng kể nào xảy ra.
Tại Estonia, nhà đầu tư có thể xin hai loại giấy phép chính là:
- Providers of a service of exchanging a virtual (crypto) currency against a fiat currency (cung cấp dịch vụ mua bán, trao đổi giữa tiền điện tử và tiền giấy); và
- Providers of a virtual (crypto) currency wallet service (cung cấp dịch vụ ví điện tử).
Quy trình thủ tục từ thời điểm thành lập đến khi được cấp phép chỉ trong khoảng 4-5 tháng bao gồm cả thời gian chuẩn bị, hợp pháp hóa lãnh sự các giấy tờ, hồ sơ và không yêu cầu nhà đầu tư phải có mặt tại Estonia.
Cộng thêm các điều kiện ưu đãi như 0% thuế thu nhập cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (lợi nhuận gộp hàng năm dưới 100.000 EUR), chi phí thành lập và hoạt động thấp so với các quốc gia khác trong khu vực. Estonia đang trở thành một trong những khu vực “hot” cho các start-ups công nghệ đăng ký hoạt động và cung cấp dịch vụ trên nền tảng block chain.
Trong vòng 03 năm qua, Lawlink Việt Nam may mắn được lựa chọn bởi các nhà đầu tư Việt Nam và Châu Á để cung cấp các dịch vụ pháp lý về đầu tư, doanh nghiệp và giấy phép hoạt động trong lĩnh vực Fintech. Chúng tôi đã cùng với các đối tác là những luật sư bản xứ tại Liên minh Châu Âu hỗ trợ thành công nhiều start-ups đạt được các giấy phép cho hoạt động cung cấp các dịch vụ liên quan đến tiền điện tử tại Estonia, Malta, Thụy Sỹ, Gibraltar…
Từ những trải nghiệm cung cấp dịch vụ chuyên biệt này, chúng tôi khuyến nghị rằng các nhà làm luật Việt Nam nên khẩn trương soạn thảo và đưa vào cơ chế thử nghiệm khung pháp lý cho hoạt động và phát triển Fintech, tạo nền tảng pháp lý không chỉ cho các start-up mạnh dạn phát triển các ý tưởng của họ ngay tại “sân nhà” mà còn tạo ra một hành lang pháp lý cho việc kiểm soát các vấn đề về tài chính, thuế, rửa tiền, thanh toán không sử dụng tiền mặt, tội phạm trong lĩnh vực tiền tệ... Việc chậm trễ thiết lập và ban hành khung pháp lý này không chỉ làm “chảy máu chất xám”, giới hạn các hoạt động khởi nghiệp của start-ups công nghệ, mà còn dẫn đến thất thu cho ngân sách nhà nước, và hơn thế nữa Việt Nam sẽ tụt lùi xa hơn so với sự phát triển của thế giới trong thời đại 4.0 với những thay đổi chóng mặt.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, cung cấp dịch vụ và cập nhật những thông tin mới nhất về những thay chính sách và pháp luật của các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới trong lĩnh vực này.
תגובות