top of page
loanlelawlinkvn

CASE STUDY: SA THẢI LAO ĐỘNG

CASE STUDY: SA THẢI LAO ĐỘNG

Trong vụ việc lần này (tại link sau đây), dường như Doanh nghiệp đó đã xây dựng một phương án sử dụng lao động mang tính chất đối phó, làm cơ sở để sa thải người lao động. Vì là một phương án mang tính chất đối phó, nên nó đã không đáp ứng bất cứ điều kiện nào theo quy định của Bộ luật lao động năm 2019.

Cần lưu ý rằng, một phương án sử dụng lao động (PASDLĐ) chỉ được pháp luật công nhận khi nó đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về (1) Căn cứ xây dựng PASDLĐ; (2) Đảm bảo các nội dung chủ yếu; (3) Cần trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở; (4) Thông báo công khai PASDLĐ đến NLĐ; Xin nhắc lại dưới đây:

1.     Trường hợp phải xây dựng Phương án sử dụng lao động:

Theo Điều 42 và Điều 43 BLLĐ 2019 thì Người sử dụng lao động (NSDLĐ) phải XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG LAO ĐỘNG trong các trường hợp sau:

  • Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động.

  • Trường hợp vì lý do kinh tế mà nhiều người lao động có nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc.

  • Trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động.

2.     Nội dung chủ yếu của Phương án sử dụng lao động:

Theo khoản 1 Điều 44  BLLĐ 2019, PASDLĐ phải có những nội dung chủ yếu sau:

  • Số lượng và danh sách người lao động tiếp tục được sử dụng, người lao động được đào tạo lại để tiếp tục sử dụng, người lao động được chuyển sang làm việc không trọn thời gian;

  • Số lượng và danh sách người lao động nghỉ hưu;

  • Số lượng và danh sách người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động;

  • Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động và các bên liên quan trong việc thực hiện phương án sử dụng lao động;

  • Biện pháp và nguồn tài chính bảo đảm thực hiện phương án.

3.      Trao đổi ý kiến khi xây dựng phương án sử dụng lao động

Khi xây dựng PASDLĐ, người sử dụng lao động phải TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN NGƯỜI LAO ĐỘNG tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, căn cứ khoản 2 Điều 44 BLLĐ 2019, Điều 41 Nghị định 145/2020/NĐ-CP

Trình tự trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở như sau:

  • NSDLĐ có trách nhiệm gửi văn bản kèm theo nội dung cần tham khảo, trao đổi ý kiến đến các thành viên đại diện tham gia đối thoại của bên người lao động;

  • Các thành viên đại diện tham gia đối thoại của bên người lao động có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến người lao động do mình đại diện và tổng hợp thành văn bản của từng tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, nhóm đại diện đối thoại của người lao động để gửi tới NSDLĐ; trường hợp nội dung đối thoại liên quan đến quyền, lợi ích của lao động nữ thì cần bảo đảm lấy ý kiến của họ;

  • Căn cứ ý kiến của các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, nhóm đại diện đối thoại của người lao động, người sử dụng lao động tổ chức đối thoại để thảo luận, trao đổi ý kiến, tham vấn, chia sẻ thông tin về những nội dung NSDLĐ đưa ra;

  • Số lượng, thành phần tham gia, thời gian, địa điểm tổ chức đối thoại do hai bên xác định theo quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;

  • Diễn biến đối thoại phải được ghi thành biên bản và có chữ ký của đại diện các bên tham gia đối thoại theo quy định tại khoản 4 Điều 39  Nghị định 145/2020/NĐ-CP;

  • Chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ khi kết thúc đối thoại, NSDLĐ có trách nhiệm công bố công khai tại nơi làm việc những nội dung chính của đối thoại; tổ chức đại diện người lao động (nếu có), nhóm đại diện đối thoại của người lao động (nếu có) phổ biến những nội dung chính của đối thoại đến người lao động là thành viên.

4. Thông báo phương án sử dụng lao động

Theo khoản 2 Điều 44 BLLĐ 2019, PASDLĐ phải được thông báo công khai cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được thông qua.

Việc lập một phương án sử dụng lao động mang tính chất đối phó, ngoài rủi ro thua kiện, NSDLĐ còn có thể phải chịu xử phạt hành chính.

Theo khoản 3 Điều 12 và khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, thì NSDLĐ có hành vi lập PASDLĐ nhưng không đầy đủ các nội dung chủ yếu theo quy định của pháp luật thì bị xử phạt hành chính với mức tiền từ 5 - 10 triệu đồng (mức phạt đối với cá nhân) và từ 10 - 20 triệu đồng (mức phạt đối với tổ chức).

LawLink Vietnam đã có bài post về bài học kinh nghiệm liên quan đến Cho nghỉ việc nhân sự cấp cao, link tham khảo tại đây.

Tin, bài: LawLink Vietnam

Hình minh họa: Internet

-------------------------------

Lawlink Việt Nam (LLVN) là hãng Luật cung cấp các giải pháp pháp lý cho các doanh nghiệp, doanh nhân về ĐẦU TƯ, hoạt động doanh nghiệp & kinh doanh, Mua bán & Sáp nhập; Tranh tụng và Giải quyết tranh chấp. Chúng tôi cung cấp dịch vụ trọn gói từ các khâu tư vấn mô hình hoạt động, đến giấy phép, hợp đồng, cấu trúc vốn và thu xếp vốn, dịch vụ kế toán & thuế, và đại diện. Các ngành mà chúng tôi thực hành liên tục gồm: Bất động sản & Xây dựng, Hạ tầng, Xử lý rác thải & môi trường, Y & Dược, Giáo dục, Fintech, Nông nghiệp, Truyền thông & Xuất bản, Thương mại điện tử.

 

-------------------------------

𝐂𝐨𝐧𝐭𝐚𝐜𝐭 𝐮𝐬

Instagram: lawlink.vietnam

Facebook: Lawlink Vietnam

Phone: +84 908107788

Address: Phòng 10.2, Lầu 10, Tòa nhà Vietnam Business Center, 57-59 Hồ Tùng Mậu, phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

 

 

210 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comentarios


bottom of page