top of page
Phuong Mai

DỰ THẢO THAY THẾ THÔNG TƯ VỀ VIỆC VAY, TRẢ NỢ NƯỚC NGOÀI

Ngân hàng nhà nước đang tiến hành lấy ý kiến Dự thảo thông tư thay thế Thông tư 03/2016/TT-NHNN hướng dẫn một số nội dung quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp (“Dự thảo Thông tư”).


Một số nội dung sửa đổi, bổ sung đáng chú ý tại Dự thảo Thông tư so với Thông tư 03/2016/TT-NHNN hướng dẫn một số nội dung quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp (“Thông tư 03”) như sau.




Các nội dung

sửa đổi, bổ sung

​Thông tư 03

​Dự thảo Thông tư

Nâng thời hạn gửi hồ sơ đăng ký khoản vay tự vay tự trả

Bên đi vay phải gửi hồ sơ đăng ký khoản vay tới ngân hàng nhà nước trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tròn 01 năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên.

(Khoản 3 Điều 13)

Thời hạn đăng ký khoản vay được kéo dài tới 45 ngày.

Nới lỏng thời gian hoàn thành trả nợ vay để không phải đăng ký khoản vay nước ngoài

Bên đi vay hoàn thành trả nợ khoản vay trong thời gian 10 ngày kể từ thời điểm tròn 01 năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên.

(Khoản 3 Điều 9)

Bên đi vay hoàn thành trả nợ khoản vay trong thời gian 30 ngày kể từ thời điểm tròn 01 năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên.

Bổ sung thêm trường hợp không cần thực hiện đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài

Tại khoản 2, khoản 3 Điều 15 quy định các trường hợp không cần thực hiện đăng ký thay đổi khoản vay bao gồm:

  • Thay đổi kế hoạch rút vốn, trả nợ, chuyển phí trong phạm vi 10 ngày kể so với kế hoạch đã được Ngân hàng nhà nước xác nhận;

  • Thay đổi địa chỉ Bên đi vay trong tỉnh, thành phố nơi Bên đi vay đặt trụ sở chính;

  • Thay đổi Bên cho vay, các thông tin liên quan về bên cho vay trong khoản vay hợp vốn có chỉ định đại diện các bên cho vay;

  • Thay đổi tên giao dịch thương mại của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản.

​Bên cạnh 04 trường hợp hiện quy định tại Thông tư 03, Dự thảo Thông tư bổ sung thêm:

  • Trường hợp thay đổi kế hoạch trả lãi, trả phí nhưng không thay đổi nguyên tắc, cách thức xác định lãi, phí (các bên không thay đổi về tổng số tiền lãi, phí phải thanh toán, chỉ thay đổi thời điểm, số lần trả);

  • Trường hợp rút vốn, trả nợ gốc của một kỳ thanh toán cụ thể ít hơn số tiền được xác nhận tại văn bản xác nhận đăng ký/đăng ký thay đổi. Doanh nghiệp sẽ tiến hành đăng ký thay đổi số tiền rút vốn/trả nợ phần còn lại vào trước khi thực hiện việc rút vốn/trả nợ.

Hướng dẫn về tài khoản vay, trả nợ nước ngoài của Bên đi vay

​Đối với khoản vay nước ngoài trung, dài hạn, Bên đi vay thực hiện việc vay, trả nợ nước ngoài qua tài khoản vốn đầu tư trực tiếp (“Tài khoản DICA”).

Ngoài việc thực hiện khoản vay nước ngoài qua tài khoản DICA như quy định tại Thông tư 03, Dự thảo Thông tư bổ sung thêm quy định về trường hợp không cần thực hiện vay, trả nợ nước ngoài qua tài khoản DICA. Cụ thể:

  • Trường hợp đồng tiền vay không phải đồng tiền của tài khoản DICA, thì bên đi vay sẽ được mở tài khoản vay, trả nợ nước ngoài khác để thực hiện khoản vay nước ngoài. Tài khoản này phải được mở tại ngân hàng nơi bên đi vay mở tài khoản DICA.

  • Đối với các khoản vay không thuộc trường hợp phải đăng ký khoản vay và còn dư nợ gốc tại thời điểm 01 năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên, doanh nghiệp FDI không bắt buộc phải trả nợ khoản vay qua tài khoản DICA

Hướng dẫn về tài khoản của bên cho vay

Không có quy định hướng dẫn về tài khoản của bên cho vay.

Bổ sung hướng dẫn về tài khoản của bên cho vay mở tại Ngân hàng thương mại tại Việt Nam để thực hiện giải ngân, thu hồi khoản vay nước ngoài và phân loại rõ theo 02 loại hình khoản vay: vay tiền Đồng Việt Nam và vay bằng ngoại tệ.

Hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với biện pháp bảo đảm khoản vay nước ngoài

Thông tư 03 hiện nay chỉ có hướng dẫn về quản lý ngoại hối thực hiện giao dịch liên quan đến bảo lãnh khoản vay nước ngoài.

Bổ sung hướng dẫn về quản lý ngoại hối thực hiện giao dịch bảo đảm liên quan đến khoản vay nước ngoài bao gồm bảo lãnh, cầm cố, thế chấp tài sản của bên đi vay, bên thứ ba.

Hình thức báo cáo tình hình thực hiện khoản vay nước ngoài

​Có thể lựa chọn hình thức báo cáo truyền thống (gửi văn bản cho chi nhánh ngân hàng hàng nước) hoặc báo cáo qua Trang điện tử của ngân hàng nhà nước.

Thực hiện báo cáo trực tuyến trên Trang điện tử của Ngân hàng nhà nước.

Dự thảo Thông tư đang được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đăng tải trên Trang điện tử của Ngân hàng nhà nước từ ngày 21/10/2021 để các tổ chức, cá nhân tham gia ý kiến. Theo quy định, thời gian để các tổ chức, cá nhân tham gia ý kiến ít nhất là 60 ngày trước khi đơn vị chủ trì soạn thảo tiến hành tổng hợp ý kiến, thẩm định và trình Thống đốc Ngân hàng phê duyệt và ban hành thông tư.


LLVN sẽ cập nhật thông tin về việc ban hành Thông tư chính thức trong các bài đăng tiếp theo.


Cập nhật bởi LLVN.

Hình ảnh: Internet.


---------------------------

Lawlink Việt Nam (LLVN) là hãng Luật cung cấp các giải pháp pháp lý cho các doanh nghiệp, doanh nhân về ĐẦU TƯ, hoạt động doanh nghiệp & kinh doanh, Mua bán & Sáp nhập; Tranh tụng và Giải quyết tranh chấp. Chúng tôi cung cấp dịch vụ trọn gói từ các khâu tư vấn mô hình hoạt động, đến giấy phép, hợp đồng, cấu trúc vốn và thu xếp vốn, dịch vụ kế toán & thuế, và đại diện. Các ngành mà chúng tôi thực hành liên tục gồm: Bất động sản & Xây dựng, Hạ tầng, Xử lý rác thải & môi trường, Y & Dược, Giáo dục, Fintech, Nông nghiệp, Truyền thông & Xuất bản, Thương mại điện tử.


-------------------------------

𝐂𝐨𝐧𝐭𝐚𝐜𝐭 𝐮𝐬

Website: www.lawlink.com

Instagram: lawlink.vietnam

Facebook: Lawlink Vietnam

Phone: +84 908107788

Address: Phòng 10.2, Lầu 10, Tòa nhà Vietnam Business Center, 57-59 Hồ Tùng Mậu, phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

79 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page