Tiếp nối bài viết cập nhật Điểm mới Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 (P5), trong bài viết này, LLVN cập nhật một số thay đổi đáng chú ý của Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 ("Luật KBCB 2023") so với Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 ("Luật KBCB 2009") liên quan đến các vấn đề tài chính trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh như sau.
Vấn đề | Luật KBCB 2009 | Luật KBCB 2023 |
Các nguồn tài chính phục vụ cho công tác khám bệnh, chữa bệnh | Các nguồn gồm: 1. Ngân sách nhà nước đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước; 2. Kinh phí từ nguồn chi trả chi phí sử dụng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; 3. Các nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật. CSPL: Điều 85 | Quy định rõ các nguồn sau: 1. Ngân sách nhà nước; 2. Quỹ bảo hiểm y tế; 3. Kinh phí chi trả của người bệnh; 4. Viện trợ, tài trợ, hỗ trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật; 5. Nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. CSPL: Điều 106 |
Tự chủ đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước | Không quy định. (thực hiện theo Nghị định số 60/2021/NĐ-CP Quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập – dịch vụ sự nghiệp công lập y tế - dân số) | Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được tự chủ trong quyết định về tổ chức và nhân sự, phát triển các hoạt động chuyên môn và phục vụ khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật KBCB và quy định khác của pháp luật có liên quan; tự chủ về tài chính theo quy định của pháp luật. CSPL: khoản 2, 3 Điều 108 |
Xã hội hóa trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh | 1. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước hoạt động không vì mục đích lợi nhuận. 2. Khen thưởng đối với tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không vì mục đích lợi nhuận; đóng góp, tài trợ, ủng hộ cho việc phát triển công tác khám bệnh, chữa bệnh. CSPL: Điều 87 | 1. Chủ trương “Xã hội hóa trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh” đã có sự thay đổi, theo đó Điều 109 Luật KBCB 2023 đã quy định rõ: a) Về phía người bệnh: Tổ chức, gia đình và cá nhân có trách nhiệm tự chăm lo sức khỏe, phát hiện bệnh sớm; tham gia cấp cứu, hỗ trợ giải quyết các trường hợp xảy ra tai nạn, thương tích tại cộng đồng và tham gia hoạt động khám bệnh, chữa bệnh khi có sự huy động của cơ quan, người có thẩm quyền. b) Về phía nhà nước:
2. Các hình thức xã hội hóa: Quy định cụ thể hình thức xã hội hóa trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh với 7 hình thức (trước đây không có quy định, thay vào đó là các quy định ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau): a) Đầu tư thành lập cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân; b) Đầu tư theo phương thức đối tác công tư để thành lập cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; c) Vay vốn để đầu tư công trình hạ tầng, thiết bị y tế; d) Thuê, cho thuê tài sản, dịch vụ lâm sàng, dịch vụ cận lâm sàng, dịch vụ phi y tế, dịch vụ nhà thuốc, quản lý vận hành cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; e) Mua trả chậm, trả dần; thuê, mượn thiết bị y tế; f) Tài trợ, viện trợ từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; g) Hình thức khác theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và quy định khác của pháp luật có liên quan. 3. Việc thực hiện thu hút nguồn lực xã hội trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật. CSPL: Điều 109 |
Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh | 1. Luật KBCB không quy định rõ các yếu tố cấu thành giá dịch vụ KBCB. 2. Hiện nay, giá dịch vụ KBCB đang thực hiện theo Thông tư 37/2018/TT-BYT, Thông tư 13/2019/TT-BYT và Thông tư 14/2019/TT-BYT. Trong đó, giá dịch vụ KBCB gồm các yếu tố cấu thành sau: a) Vật tư phục vụ công tác khám bệnh; b) Điện, nước, nhiên liệu, xử lý chất thải…; c) Chi phí duy tu, bảo dưỡng nhà cửa, trang thiết bị, mua sắm thay thế các tài sản, công cụ, dụng cụ trong quá trình khám bệnh; d) Tiền lương, phụ cấp. CSPL: Điều 88 | 1. Quy định rõ các yếu tố cấu thành giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bao gồm: a) Giá thành toàn bộ của dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, bao gồm:
b) Tích lũy hoặc lợi nhuận dự kiến (nếu có); c) Các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. 2. Luật hóa các nguyên tắc, căn cứ trong định giá, điều chỉnh giá dịch vụ KBCB: a) Định giá theo các nguyên tắc:
b) Điều chỉnh giá dựa trên các căn cứ:
3. Quy định rõ nguyên tắc: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được đầu tư theo phương thức đối tác công tư quyết định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư. 4. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải niêm yết giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, giá dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ theo yêu cầu tại cơ sở và trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh. CSPL: Điều 110, Điều 60 |
Quỹ hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh | 1. Mục đích: a) Để hỗ trợ chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn hoặc không có khả năng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh; và b) Các hoạt động khác phục vụ cho công tác khám bệnh, chữa bệnh. 2. Nguồn hình thành quỹ: đóng góp tự nguyện, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài. CSPL: Điều 89 | 1. Mục đích: a) Để hỗ trợ chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh có hoàn cảnh khó khăn hoặc không có khả năng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh; b) Chi trả cho các trường hợp rủi ro nghề nghiệp trong khám bệnh, chữa bệnh (mục đích mới được bổ sung); và c) Các hoạt động khác phục vụ cho công tác khám bệnh, chữa bệnh. 2. Quy định rõ phân loại quỹ hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh: a) Do tổ chức, cá nhân thành lập: sẽ được tổ chức, hoạt động và quản lý theo quy định của pháp luật về quỹ xã hội, quỹ từ thiện; b) Do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thành lập từ nguồn tài trợ, viện trợ của các tổ chức, cá nhân, nguồn kinh phí của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) và các nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật: sẽ được tổ chức, hoạt động và quản lý theo quy định tại quy chế chi tiêu nội bộ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với quy định của pháp luật. CSPL: Điều 111 |
LLVN sẽ tiếp tục cập nhật chi tiết các điểm mới của Luật KBCB 2023 trong các bài viết tiếp theo.
Bài viết: LLVN.
Hình: Internet.
-------------------------------
Lawlink Việt Nam (LLVN) là hãng Luật cung cấp các giải pháp pháp lý cho các doanh nghiệp, doanh nhân về ĐẦU TƯ, hoạt động doanh nghiệp & kinh doanh, Mua bán & Sáp nhập; Tranh tụng và Giải quyết tranh chấp. Chúng tôi cung cấp dịch vụ trọn gói từ các khâu tư vấn mô hình hoạt động, đến giấy phép, hợp đồng, cấu trúc vốn và thu xếp vốn, dịch vụ kế toán & thuế, và đại diện. Các ngành mà chúng tôi thực hành liên tục gồm: Bất động sản & Xây dựng, Hạ tầng, Xử lý rác thải & môi trường, Y & Dược, Giáo dục, Fintech, Nông nghiệp, Truyền thông & Xuất bản, Thương mại điện tử.
-------------------------------
𝐂𝐨𝐧𝐭𝐚𝐜𝐭 𝐮𝐬
Website: www.lawlink.com
Instagram: lawlink.vietnam
Facebook: Lawlink Vietnam
Phone: +84 908107788
Address: Phòng 10.2, Lầu 10, Tòa nhà Vietnam Business Center, 57-59 Hồ Tùng Mậu, phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Comments