top of page
Tìm kiếm

ĐIỂM MỚI LUẬT KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH 2023 (P5)

Đã cập nhật: 16 thg 5, 2023

Tiếp nối bài viết cập nhật Điểm mới Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 (P4), bài viết này cập nhật một số điểm mới của Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 ("Luật KBCB 2023") so với Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 ("Luật KBCB 2009") liên quan đến hoạt động và giấy phép hoạt động của Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ("CSKBCB") như sau.


1. Các hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (“CSKBCB”)

Theo Luật KBCB 2009, có 9 hình thức tổ chức của CSKBCB. Hiện nay, Luật KBCB 2023 đã sửa đổi và bổ sung thêm 03 hình thức tổ chức mới của CSKBCB. Cụ thể, các hình thức tổ chức của CSKBCB tại Điều 48 Luật KBCB 2023 hiện gồm:

  • Bệnh viện;

  • Bệnh xá thuộc lực lượng vũ trang nhân dân;

  • Nhà hộ sinh;

  • Phòng khám;

  • Phòng chẩn trị y học cổ truyền;

  • Cơ sở dịch vụ cận lâm sàng;

  • Trạm y tế;

  • Cơ sở cấp cứu ngoại viện;

  • Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình;

  • Hình thức tổ chức khác của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Chính phủ.

2. Hệ thống CSKBCB

Theo quy định tại Điều 81 Luật KBCB 2009, hệ thống CSKBCB của Nhà nước bao gồm 04 tuyến như sau:

  • Tuyến trung ương;

  • Tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

  • Tuyến huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

  • Tuyến xã, phường, thị trấn

Hiện nay, theo Điều 104 Luật KBCB 2023, CSKBCB của Nhà nước, tư nhân được chia thành 03 cấp chuyên môn kỹ thuật như sau:

  • Cấp khám bệnh, chữa bệnh ban đầu thực hiện nhiệm vụ khám bệnh, điều trị ngoại trú, chăm sóc sức khỏe ban đầu; quản lý bệnh tật, phục hồi chức năng tại cộng đồng;

  • Cấp khám bệnh, chữa bệnh cơ bản thực hiện nhiệm vụ khám bệnh, điều trị ngoại trú, nội trú tổng quát; đào tạo thực hành tổng quát, tổ chức cập nhật kiến thức y khoa liên tục cho người hành nghề;

  • Cấp khám bệnh, chữa bệnh chuyên sâu thực hiện nhiệm vụ khám bệnh, điều trị ngoại trú, nội trú chuyên sâu; đào tạo thực hành chuyên sâu; nghiên cứu, đào tạo liên tục chuyên sâu; chuyển giao kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh.

3. Điều kiện hoạt động và cấp phép hoạt động CSKBCB

Vấn đề

Luật KBCB 2009

Luật KBCB 2023

Điều kiện hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Điều kiện gồm:

1. Có quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư;

2. Có giấy phép hoạt động do Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Giám đốc Sở Y tế cấp.


CSPL: Điều 42

Điều kiện gồm:

1. Đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động;

2. Bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng cơ bản do Bộ Y tế ban hành trong quá trình hoạt động.


CSPL: Điều 49

Thu hồi giấy phép hoạt động cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Giấy phép hoạt động bị thu hồi trong những trường hợp sau đây:

1. Giấy phép hoạt động được cấp không đúng thẩm quyền;

2. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không bảo đảm các điều kiện quy định tại Điều 43 của Luật này;

3. Sau 12 tháng, kể từ ngày được cấp giấy phép hoạt động mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không hoạt động;

4. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tạm dừng hoạt động trong thời gian 12 tháng liên tục hoặc chấm dứt hoạt động.


CSPL: Điều 48

Bổ sung thêm 06 trường hợp thu hồi, nâng tổng số trường hợp thu hồi giấy phép hoạt động lên 10 trường hợp, cụ thể:

1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động không đúng quy định;

2. Giả mạo giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động;

3. Giấy phép hoạt động được cấp không đúng thẩm quyền;

4. Giấy phép hoạt động có sai sót thông tin;

5. Cấp sai hình thức tổ chức, phạm vi hoạt động chuyên môn;

6. Sau 24 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép hoạt động mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không hoạt động;

7. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tạm dừng hoạt động từ 24 tháng liên tục trở lên hoặc chấm dứt hoạt động;

8. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị đình chỉ toàn bộ hoạt động khi hết thời hạn đình chỉ mà không hoàn thành việc khắc phục đầy đủ các nội dung yêu cầu tại văn bản đình chỉ;

9. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không bảo đảm duy trì đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 49 hoặc khoản 2 Điều 52 của Luật này;

10. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tự đề nghị thu hồi giấy phép hoạt động.


CSPL: Điều 56

Thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động

Thuộc về:

1. Bộ trưởng Bộ y tế, Giám đốc sở y tế;

2. Bộ trưởng Bộ quốc phòng.


CSPL: Điều 45

Thuộc về:

1. Bộ y tế, cơ quan chuyên môn về y tế thuộc UBND cấp tỉnh;

2. Bộ quốc phòng;

3. Bộ công an (bổ sung mới).


CSPL: Điều 51

4. Hoạt động của CSKBCB

Vấn đề

Luật KBCB 2009

Luật KBCB 2023

Hội chẩn

Các hình thức hội chẩn bao gồm:

1. Hội chẩn khoa;

2. Hội chẩn liên khoa;

3. Hội chẩn liên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

4. Hội chẩn qua tham khảo ý kiến chuyên gia;

5. Hội chẩn từ xa bằng công nghệ thông tin;

6. Hội chẩn khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.


CSPL: Điều 56

1. Các hình thức hội chẩn bao gồm:

a) Hội chẩn khoa, liên khoa và toàn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

b) Hội chẩn giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong nước; giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong nước và nước ngoài;

c) Hội chẩn khác.

2. Các phương thức hội chẩn: Trực tiếp và từ xa.

3. Kết quả hội chẩn phải được thể hiện bằng văn bản và được lưu trữ trong hồ sơ bệnh án. Trên cơ sở kết quả hội chẩn, người hành nghề trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh đưa ra quyết định chẩn đoán, điều trị phù hợp cho người bệnh.


CSPL: Điều 64

Khám chữa bệnh từ xa

Luật KBCB 2009 không quy định. Tuy nhiên, từ năm 2017 thì “hoạt động y tế từ xa” được điều chỉnh và hướng dẫn bởi Thông tư 49/2017/TT-BYT.

1. Khái niệm: Y tế từ xa là việc trao đổi thông tin có liên quan đến sức khỏe của cá nhân giữa người làm chuyên môn y tế với cá nhân đó hoặc giữa những người làm chuyên môn y tế với nhau ở các địa điểm cách xa nhau thông qua các phương tiện công nghệ thông tin và viễn thông.

2. Phạm vi thực hiện tư vấn y tế từ xa (gồm tư vấn phòng bệnh từ xa và tư vấn khám, chữa bệnh từ xa): Phù hợp với trình độ chuyên môn, phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.

3. Trách nhiệm của Người hành nghề: chịu trách nhiệm về nội dung tư vấn.


CSPL: Thông tư 49/2017/TT-BYT

Luật KBCB bổ sung quy định về khám bệnh, chữa bệnh từ xa nhằm luật hóa các quy định này và đáp ứng yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh. Được thực hiện hoạt động KBCB từ xa giữa:

1. Người hành nghề với người bệnh: thực hiện theo phạm vi hành nghề của người hành nghề; việc chữa bệnh từ xa phải theo danh mục bệnh, tình trạng bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành; chịu trách nhiệm về kết quả chẩn đoán bệnh, chỉ định phương pháp chữa bệnh và kê đơn thuốc của mình.

2. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh với nhau: người hành nghề trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh phải chịu trách nhiệm về kết quả khám bệnh, chữa bệnh của mình; cơ sở được hỗ trợ phải chi trả chi phí hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh từ xa cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hỗ trợ.


CSPL: Điều 80

Khám chữa, bệnh bằng y học cổ truyền, y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại

Chỉ quy định về “Khuyến khích” việc kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh”.


CSPL: Điều 68

Quy định rõ nhiệm vụ phát triển KBCB bằng y học cổ truyền, cụ thể:

1. Các bệnh viện đa khoa của Nhà nước phải tổ chức việc khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền.

2. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền được khuyến khích tổ chức khám bệnh, chữa bệnh đa khoa nếu đáp ứng đủ điều kiện.

3. Phát triển nguồn lực phục vụ khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền: Lồng ghép nội dung đào tạo về y học cổ truyền trong chương trình đào tạo của các cơ sở đào tạo thuộc khối ngành sức khỏe; đa dạng hình thức đào tạo, loại hình đào tạo nhân lực khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền với nhiều trình độ khác nhau.


CSPL: Điều 85, 86

Hệ thống quản lý thông tin trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh

Luật KBCB 2009 không quy định.

Đây là quy định mới được Luật KBCB 2023 bổ sung nhằm từng bước liên thông các kết quả KBCB, và công khai các thông tin liên quan đến hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.

1. Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh là hệ thống do Bộ Y tế xây dựng, quản lý và vận hành, bao gồm các nội dung chủ yếu như:

a) Người bệnh và thông tin sức khỏe của từng cá nhân;

b) Người hành nghề;

c) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

d) Chuyên môn kỹ thuật;

e) Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, giá dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ theo yêu cầu;

f) Chi phí khám bệnh, chữa bệnh, bao gồm cả chi phí khám bệnh, chữa bệnh do quỹ bảo hiểm y tế thanh toán.

2. Trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin lên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.


CSPL: Điều 112


Tự đánh giá chất lượng của Cơ sở khám chữa bệnh

Luật KBCB 2009 không quy định.

Quy định này được bổ sung nhằm năng cao chất lượng cung cấp dịch vụ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Theo đó, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải:

1. Tự đánh giá chất lượng khám bệnh, chữa bệnh theo bộ tiêu chuẩn chất lượng cơ bản do Bộ Y tế ban hành theo định kỳ hằng năm; và

2. Công khai kết quả tự đánh giá lên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.


CSPL: Khoản 7 Điều 60, khoản 3, 5 Điều 58

Hồ sơ bệnh án điện tử

1. Giá trị pháp lý: Luật không quy định rõ. Tuy nhiên, nếu lưu trữ hồ sơ bệnh án điện tử thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có bản sao dự phòng.

2. Chế độ lưu trữ: luật quy định rõ thời gian lưu trữ như sau:

a) Hồ sơ bệnh án nội trú, ngoại trú được lưu trữ ít nhất 10 năm;

b) Hồ sơ bệnh án tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt được lưu trữ ít nhất 15 năm;

c) Hồ sơ bệnh án đối với người bệnh tâm thần, người bệnh tử vong được lưu trữ ít nhất 20 năm.


CSPL: Điều 59

1. Giá trị pháp lý: có giá trị ngang với hồ sơ bệnh án được lập bằng giấy.

2. Chế độ lưu trữ: Luật không quy định cụ thể thời gian như trước đây, mà chỉ quy định việc lưu trữ hồ sơ bệnh án phải tuân thủ pháp luật về lưu trữ.

Theo quy định của Luật lưu trữ năm 2011 và Thông tư 53/2017/TT-BYT về quy định về thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu chuyên môn nghiệp vụ y tế thì thời gian lưu trữ loại các loại hồ sơ bệnh án là:

a) Hồ sơ bệnh án nội trú, ngoại trú: 10 năm;

b) Hồ sơ bệnh án tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt: 15 năm;

c) Hồ sơ bệnh án đối với người bệnh tâm thần: 20 năm;

d) Hồ sơ bệnh án đối với người bệnh tử vong: 30 năm.


CSPL: Khoản 1, khoản 2 Điều 69, Thông tư 53/2017/TT-BYT

LLVN sẽ tiếp tục cập nhật chi tiết các điểm mới của Luật KBCB 2023 trong các bài viết tiếp theo.


Bài viết: LLVN.

Hình: Internet.

-------------------------------

Lawlink Việt Nam (LLVN) là hãng Luật cung cấp các giải pháp pháp lý cho các doanh nghiệp, doanh nhân về ĐẦU TƯ, hoạt động doanh nghiệp & kinh doanh, Mua bán & Sáp nhập; Tranh tụng và Giải quyết tranh chấp. Chúng tôi cung cấp dịch vụ trọn gói từ các khâu tư vấn mô hình hoạt động, đến giấy phép, hợp đồng, cấu trúc vốn và thu xếp vốn, dịch vụ kế toán & thuế, và đại diện. Các ngành mà chúng tôi thực hành liên tục gồm: Bất động sản & Xây dựng, Hạ tầng, Xử lý rác thải & môi trường, Y & Dược, Giáo dục, Fintech, Nông nghiệp, Truyền thông & Xuất bản, Thương mại điện tử.


-------------------------------

𝐂𝐨𝐧𝐭𝐚𝐜𝐭 𝐮𝐬

Website: www.lawlink.com

Instagram: lawlink.vietnam

Facebook: Lawlink Vietnam

Phone: +84 908107788

Address: Phòng 10.2, Lầu 10, Tòa nhà Vietnam Business Center, 57-59 Hồ Tùng Mậu, phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

228 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả
bottom of page