top of page
Tìm kiếm

ĐIỂM MỚI LUẬT KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH 2023 (P7)

Đã cập nhật: 21 thg 3, 2023

Tiếp nối chuỗi bài viết về Điểm mới Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 (P6), trong phần cuối về chủ đề này, LLVN cập nhật một số điểm mới của Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 ("Luật KBCB 2023") so với Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 ("Luật KBCB 2009") liên quan đến (i) Hội đồng chuyên môn trong xác định sai sót chuyên môn kỹ thuật; (ii) Đào tạo, bồi dưỡng hành nghề; và (iii) Huy động, điều động tham gia hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.


1. Hội đồng chuyên môn trong xác định sai sót chuyên môn kỹ thuật

a) Thành phần Hội đồng chuyên môn

Theo Điều 75 Luật KBCB 2009, Hội đồng chuyên môn trong xác định sai sót chuyên môn kỹ thuật bao gồm:

  • Các chuyên gia thuộc lĩnh vực chuyên môn phù hợp;

  • Các chuyên gia thuộc các chuyên khoa khác có liên quan đến tai biến trong khám bệnh, chữa bệnh;

  • Luật gia hoặc luật sư.

Theo khoản 2 Điều 101 Luật KBCB 2023, Hội đồng chuyên môn trong xác định sai sót chuyên môn kỹ thuật hiện bao gồm:

  • Chuyên gia thuộc lĩnh vực chuyên môn phù hợp; và

  • Chuyên gia thuộc các chuyên khoa, chuyên ngành khác có liên quan đến tai biến y khoa.

b) Kết luận của Hội đồng chuyên môn Khoản 4 Điều 75 Luật KBCB 2009 quy định kết luận của Hội đồng chuyên môn là cơ sở để giải quyết tranh chấp hoặc để cơ quan tiến hành tố tụng xem xét, quyết định giải quyết vụ việc; là căn cứ để cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về y tế, người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định áp dụng các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đối với người hành nghề.

Theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 101 Luật KBCB 2023, hiện nay kết luận của Hội đồng chuyên môn là cơ sở để giải quyết tranh chấp khi xảy ra tai biến y khoa và là căn cứ để cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về y tế, người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định áp dụng các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đối với người hành nghề.


2. Đào tạo, bồi dưỡng hành nghề

Vấn đề

Luật KBCB 2009

Luật KBCB 2023

Trách nhiệm đào tạo

Thuộc trách nhiệm của Nhà nước. Cụ thể, Nhà nước có quy hoạch, kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng về chuyên môn kỹ thuật, đạo đức nghề nghiệp cho người hành nghề, kết hợp y học cổ truyền dân tộc với y học hiện đại.


CSPL: Khoản 1 Điều 83

Quy định Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm tổ chức, tạo điều kiện cho người hành nghề tham gia đào tạo, cập nhật kiến thức y khoa liên tục, bồi dưỡng về chuyên môn kỹ thuật, đạo đức nghề nghiệp.


CSPL: Khoản 1 Điều 105

Chính sách cấp học bổng, hỗ trợ học phí và chi phí sinh hoạt

Quy định Nhà nước miễn học phí đối với người học chuyên ngành giải phẫu bệnh, giám định pháp y, pháp y tâm thần.


CSPL: Khoản 2 Điều 83.



1. Mở rộng các nhóm ngành được hỗ trợ, gồm: tâm thần, giải phẫu bệnh, pháp y, pháp y tâm thần, truyền nhiễm, và hồi sức cấp cứu.

2. Quy định cụ thể về chính sách cấp học bổng, hỗ trợ học phí và chi phí sinh hoạt:

a) Cấp học bổng khuyến khích: Người học chuyên ngành tâm thần, giải phẫu bệnh, pháp y, pháp y tâm thần, truyền nhiễm, hồi sức cấp cứu có kết quả học tập, rèn luyện đủ điều kiện để cấp học bổng tại cơ sở đào tạo thuộc khối ngành sức khỏe của Nhà nước.

b) Cấp học bổng chính sách: Người học chuyên ngành tâm thần, giải phẫu bệnh, pháp y, pháp y tâm thần, truyền nhiễm, hồi sức cấp cứu đang làm việc tại cơ sở khám, chữa bệnh vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn đặc biệt khó khăn và khó khăn.

c) Hỗ trợ người học chuyên ngành tâm thần, giải phẫu bệnh, pháp y, pháp y tâm thần, truyền nhiễm, hồi sức cấp cứu:

  • Toàn bộ học phí, hỗ trợ chi phí sinh hoạt toàn khoá: Học tại các trường đào tạo khối ngành sức khoẻ của Nhà nước.

  • Hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt toàn khoá tương ứng với mức trên nếu học ở cơ sở đào tạo tư nhân.

CSPL: Khoản 2, 3 Điều 105.

3. Huy động, điều động tham gia hoạt động khám bệnh, chữa bệnh

Huy động, điều động tham gia hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp là quy định mới của Luật KBCB 2023.

a) Đối tượng được huy động, điều động

Điều 115 và Điều 116 Luật KBCB 2023 quy định 02 nhóm đối tượng có thể được huy động, điều động trong trường hợp ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc xảy ra tình trạng khẩn cấp bao gồm:

(i) Cá nhân:

  • Người hành nghề tại Việt Nam;

  • Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp giấy phép hành nghề; và

  • Học viên, sinh viên, học sinh đang học tại cơ sở đào tạo thuộc khối ngành sức khỏe; người thuộc đối tượng được cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh nhưng chưa được cấp giấy phép hành nghề.

(ii) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:

  • Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được huy động, điều động để thành lập mới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước theo một trong các hình thức được quy định tại khoản 1 Điều 48 Luật 2023.

b) Cơ chế tài chính đối với hoạt động khám bệnh, chữa bệnh khi huy động, điều động

Điều 117 Luật KBCB 2023 quy định cụ thể cơ chế tài chính đối với từng nhóm đối tượng được huy động, điều động, cụ thể như sau:

(i) Đối với cá nhân được huy động, điều động:

  • Nhận tiền lương, tiền công, phụ cấp, các chế độ khác từ nguồn Ngân sách nhà nước.

(ii) Đối với Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước thành lập mới:

  • Nguồn kinh phí bảo đảm chi thường xuyên bao gồm ngân sách nhà nước (ở trung ương đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do trung ương thành lập hoặc ở địa phương đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do địa phương thành lập) nguồn quỹ bảo hiểm y tế, nguồn chi trả của người sử dụng dịch vụ và các nguồn thu hợp pháp khác.

  • Kinh phí cho các hoạt động phục vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả: Ngân sách nhà nước đảm bảo.

c) Thẩm quyền huy động, điều động

Theo quy định tại Điều 118 Luật KBCB 2023, thẩm quyền huy động điều động thuộc về:

  • Bộ trưởng Bộ Y tế huy động, điều động nhân lực trên phạm vi toàn quốc;

  • Người đứng đầu các Bộ, ngành khác và Chủ tịch UBND cấp tỉnh điều động nhân lực thuộc thẩm quyền quản lý.

Bài viết: LLVN.

Hình: Internet.

-------------------------------

Lawlink Việt Nam (LLVN) là hãng Luật cung cấp các giải pháp pháp lý cho các doanh nghiệp, doanh nhân về ĐẦU TƯ, hoạt động doanh nghiệp & kinh doanh, Mua bán & Sáp nhập; Tranh tụng và Giải quyết tranh chấp. Chúng tôi cung cấp dịch vụ trọn gói từ các khâu tư vấn mô hình hoạt động, đến giấy phép, hợp đồng, cấu trúc vốn và thu xếp vốn, dịch vụ kế toán & thuế, và đại diện. Các ngành mà chúng tôi thực hành liên tục gồm: Bất động sản & Xây dựng, Hạ tầng, Xử lý rác thải & môi trường, Y & Dược, Giáo dục, Fintech, Nông nghiệp, Truyền thông & Xuất bản, Thương mại điện tử.

-------------------------------

𝐂𝐨𝐧𝐭𝐚𝐜𝐭 𝐮𝐬

Website: www.lawlink.com

Instagram: lawlink.vietnam

Facebook: Lawlink Vietnam

Phone: +84 908107788

Address: Phòng 10.2, Lầu 10, Tòa nhà Vietnam Business Center, 57-59 Hồ Tùng Mậu, phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

248 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả
bottom of page