top of page
Tìm kiếm
Phuong Mai

(P2) ĐIỂM MỚI LUẬT PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN 2022

Đã cập nhật: 3 thg 2, 2023

Tiếp nối bài viết Điểm mới Luật Phòng chống rửa tiền 2022 - Phần 1, trong bài viết này, LLVN cập nhật các nội dung đáng chú ý về các biện pháp phòng, chống rửa tiền mà đối tượng báo cáo phải thực hiện để tuân thủ Luật Phòng chống rửa tiền 2022 ("Luật PCRT 2022"), cụ thể như sau.


1. Nhận biết khách hàng, thu thập, cập nhật, xác minh thông tin khách hàng

a) Trường hợp đối tượng báo cáo ("ĐTBC") phải nhận biết khách hàng

Theo quy định tại Điều 9 Luật PCRT 2022, ĐTBC thực hiện nhận biết khách hàng trong các trường hợp sau đây:

b) Thực hiện biện pháp nhận biết khách hàng

Theo khoản 1 Điều 9 Luật PCRT 2022, nhận biết khách hàng bao gồm thu thập, cập nhật, xác minh thông tin quy định tại Điều 10, 11, 12, 13 và 14 của Luật PCRT 2022. Một số điểm mới liên quan đến biện pháp nhận biết khách hàng theo quy định tại Luật PCRT 2022 so với luật cũ như sau:

(i) Về việc thu thập thông tin, Điều 10 Luật PCRT 2022 quy định cụ thể hơn thông tin nhận biết khách hàng và thông tin về chủ sở hữu hưởng lợi mà ĐTBC cần thu thập. Trong đó nổi bật đối với trường hợp khách hàng là cá nhân, Luật PCRT 2022 quy định chi tiết các thông tin cần thu thập đối với trường hợp khách hàng có từ hai quốc tịch trở lên hoặc không có quốc tịch.

(ii) Về xác minh thông tin khách hàng, Luật PCRT 2022 bổ sung quy định ĐTBC có thể khai thác thông tin trong các cơ sở dữ liệu quốc gia theo quy định pháp luật để đối chiếu, xác minh thông tin do khách hàng cung cấp.

(iii) Về phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro:

Theo quy định tại Điều 16 Luật PCRT 2022, việc phân loại khách hàng được dựa trên kết quả đánh giá mức độ rủi ro về rửa tiền. Đây là một quy định mới của Luật PCRT 2022.

Theo Điều 15 Luật PCRT 2022, việc đánh giá rủi ro về rửa tiền của ĐTBC được thực hiện như sau:

  • Thời gian thực hiện: ĐTBC thực hiện định kỳ hàng năm;

  • Kết quả đánh giá: Phê duyệt theo quy định nội bộ nếu ĐTBC là tổ chức và phổ biến trong toàn hệ thống.

  • Nghĩa vụ báo cáo: ĐTBC báo cáo kết quả đánh giá, cập nhật rủi ro về rửa tiền cho NHNN và Bộ, ngành quản lý nhà nước theo lĩnh vực của ĐTBC

  • Thời hạn báo cáo: trong vòng 45 ngày kể từ ngày hoàn thành đối với ĐTBC là cá nhân hoặc được phê duyệt đối với ĐTBC là tổ chức.

Dựa trên kết quả đánh giá rủi ro, ĐTBC phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro về rửa tiền. Khác với Luật PCRT 2012, thay vì chỉ gồm hai cấp độ thấp và cao, Luật PCRT 2022 phân loại mức độ rủi ro về rửa tiền thành ba cấp độ, tương ứng với các biện pháp mà ĐTBC cần thực hiện, cụ thể:

  • Mức độ rủi ro thấp: ĐTBC thu thập, cập nhật, xác minh thông tin nhận biết khách hàng ở mức độ giảm nhẹ sau lần đầu thiết lập quan hệ với khách hàng;

  • Mức độ rủi ro trung bình: ĐTBC phải nhận biết khách hàng quy định tại Điều 9 Luật PCRT 2022.

  • Mức độ rủi ro cao: ĐTBC nhận biết khách hàng theo quy định tại Điều 9 Luật PCRT 2022 và áp dụng biện pháp tăng cường bao gồm thu thập, cập nhật, xác minh thông tin nhận biết khách hàng tăng cường và giám sát chặt chẽ các giao dịch của khách hàng.

2. Xây dựng quy định nội bộ và báo cáo về PCRT

a) Xây dựng quy định nội bộ

Theo quy định của Luật PCRT 2022, ĐTBC là tổ chức phải ban hành quy định nội bộ về PCRT bao gồm các nội dung chính được quy định tại khoản 1 Điều 24 Luật này. So với Luật PCRT 2012, Luật PCRT 2022 đã quy định rõ hơn các nội dung phải có trong quy định nội bộ, cụ thể như sau:

  • Chính sách chấp nhận khách hàng, trong đó có nội dung về từ chối mở tài khoản, thiết lập mối quan hệ kinh doanh, thực hiện giao dịch hoặc chấm dứt mối quan hệ kinh doanh với khách hàng trong trường hợp đối tượng báo cáo không thể hoàn thành việc nhận biết khách hàng do khách hàng từ chối cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin không đầy đủ;

  • Quy trình, thủ tục nhận biết khách hàng;

  • Chính sách, quy trình quản lý rủi ro, trong đó có các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 16, khoản 1 Điều 19 và khoản 2 Điều 34 của Luật PCRT 2022. Đây là nội dung mới so với Luật PCRT 2012;

  • Quy trình báo cáo giao dịch phải báo cáo;

  • Quy trình rà soát, phát hiện, xử lý và báo cáo giao dịch đáng ngờ; cách thức giao tiếp với khách hàng thực hiện giao dịch đáng ngờ;

  • Lưu trữ và bảo mật thông tin;

  • Áp dụng biện pháp tạm thời, nguyên tắc xử lý trong các trường hợp trì hoãn giao dịch;

  • Chế độ báo cáo, cung cấp thông tin cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

  • Tuyển dụng nhân sự, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng, chống rửa tiền;

  • Kiểm soát, kiểm toán nội bộ việc tuân thủ các chính sách, quy định, quy trình và thủ tục liên quan đến hoạt động phòng, chống rửa tiền; trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận trong việc thực hiện quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền.

Theo đó, so với quy định của Luật PCRT 2012, quy định nội bộ về PCRT của ĐTBC hiện nay có một số khác biệt nổi bật như sau:

  • Đối với trường hợp ĐTBC là cá nhân, doanh nghiệp siêu nhỏ: được giảm bớt một số yêu cầu về quy định nội bộ. Theo đó, so với quy định trước đây, hiện quy định nội bộ về PCRT của cá nhân, doanh nghiệp siêu nhỏ không bắt buộc bao gồm các nội dung như: Quy trình báo cáo giao dịch phải báo cáo; Chế độ báo cáo, cung cấp thông tin; Tuyển dụng, đào tạo nhân sự về PCRT, kiểm soát kiểm toán nội bộ,…

  • Về tần suất đánh giá, xem xét lại quy định nội bộ: Luật mới quy định rõ ĐTBC phải thực hiện đánh giá hàng năm, thay vì quy định chung chung là “thường xuyên” như trước đây.

b) Thực hiện nghĩa vụ báo cáo

Về nghĩa vụ báo cáo của ĐTBC, quy định của Luật PCRT 2022 kế thừa quy định của Luật PCRT 2012. Theo đó, hiện nay ĐTBC có nghĩa vụ báo cáo với NHNN về các giao dịch sau:

  • Giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo;

  • Giao dịch đáng ngờ;

  • Giao dịch chuyển tiền điện tử.

Theo quy định tại các Điều 25, 26 và Điều 34 Luật PCRT 2022, việc báo cáo các giao dịch trên với NHNN được thực hiện như sau:

3. Thu thập, xử lý, phân tích, trao đổi và chuyển giao thông tin về PCRT

So với Luật PCRT 2012, Luật PCRT 2022 quy định cụ thể hơn về trách nhiệm cơ quan tổ chức trong việc cung cấp thông tin theo yêu cầu của NHNN. Theo đó, khi nhận được yêu cầu của NHNN, cơ quan tổ chức phải cung cấp thông tin, tài liệu, hồ sơ cần thiết để thực hiện phân tích, chuyển giao thông tin về phòng, chống rửa tiền, hợp tác quốc tế về PCRT.

Luật PCRT 2022 cũng bổ sung quy định về hợp tác quốc tế trong việc phòng chống rửa tiền. Cụ thể, theo quy định tại Điều 43, NHNN có quyền gửi yêu cầu, cung cấp thông tin và tiếp nhận thông tin từ cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài liên quan đến phòng, chống rửa tiền.


4. Áp dụng các biện pháp tạm thời

Điều 44 và Điều 45 Luật PCRT 2022 quy định các biện pháp tạm thời bao gồm: (i) Trì hoãn giao dịch; và (ii) Phong tỏa tài khoản, niêm phong, phong tỏa hoặc tạm giữ tài sản theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Về cơ bản Luật PCRT 2022 kế thừa các quy định trước đây liên quan đến áp dụng các biện pháp tạm thời. Riêng đối với biện pháp trì hoãn giao dịch, Luật PCRT 2022 quy định chi tiết hơn, cụ thể như sau:

(i) Quy định rõ hơn các trường hợp thực hiện trì hoãn giao dịch so với quy định trước đây. Theo khoản 1 Điều 44 Luật PCRT 2022, ĐTBC áp dụng ngay biện pháp trì hoãn giao dịch khi:

căn cứ để nghi ngờ hoặc phát hiện các bên liên quan đến giao dịch thuộc Danh sách đen;

  • lý do để tin rằng giao dịch được yêu cầu thực hiện có liên quan đến hoạt động phạm tội và liệt kê các trường hợp tại điểm b khoản 1 Điều 44 cụ thể hơn so với quy định trước đây; và

  • yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại các luật có liên quan, đây là trường hợp được bổ sung tại Luật PCRT 2022 tạo sự thống nhất giữa các quy định pháp luật.

(ii) Khoản 2 Điều 44 bổ sung quy định về việc miễn trách nhiệm của ĐTBC trên cơ sở luật hóa quy định tại Nghị định 116/2013/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung). Theo đó, ĐTBC không phải chịu trách nhiệm pháp lý về những hậu quả phát sinh khi áp dụng biện pháp trì hoãn giao dịch theo đúng quy định tại Điều 44 Luật PCRT 2022.

(iii) Bổ sung quy định về thời hạn áp dụng: ĐTBC thực hiện trì hoãn giao dịch ngay khi có các căn cứ luật định và thời gian trì hoãn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày thực hiện.


Tin, bài: Cập nhật bởi LLVN.

Hình: Internet.

---------------------------

Lawlink Việt Nam (LLVN) là hãng Luật cung cấp các giải pháp pháp lý cho các doanh nghiệp, doanh nhân về ĐẦU TƯ, hoạt động doanh nghiệp & kinh doanh, Mua bán & Sáp nhập; Tranh tụng và Giải quyết tranh chấp. Chúng tôi cung cấp dịch vụ trọn gói từ các khâu tư vấn mô hình hoạt động, đến giấy phép, hợp đồng, cấu trúc vốn và thu xếp vốn, dịch vụ kế toán & thuế, và đại diện. Các ngành mà chúng tôi thực hành liên tục gồm: Bất động sản & Xây dựng, Hạ tầng, Xử lý rác thải & môi trường, Y & Dược, Giáo dục, Fintech, Nông nghiệp, Truyền thông & Xuất bản, Thương mại điện tử.


-------------------------------

𝐂𝐨𝐧𝐭𝐚𝐜𝐭 𝐮𝐬

Website: www.lawlink.com

Instagram: lawlink.vietnam

Facebook: Lawlink Vietnam

Phone: +84 908107788

Address: Phòng 10.2, Lầu 10, Tòa nhà Vietnam Business Center, 57-59 Hồ Tùng Mậu, phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

54 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page