top of page
Tìm kiếm

GHI NHÃN HÀNG HOÁ CẦN LƯU Ý GÌ?

Đã cập nhật: 10 thg 9, 2020

Ghi nhãn hàng hóa tưởng chừng là việc đơn giản mà doanh nghiệp nào sản xuất, phân phối, kinh doanh sản phẩm hàng hoá cũng đều nắm vững. Tuy vậy, trên thực tế vẫn có nhiều sai sót xảy ra trong quá trình ghi nhãn hàng hoá dẫn đến các trở ngại cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh và gây nhầm lẫn, khó hiểu cho người dùng.

LLVN cập nhật lại các yêu cầu theo Thông tư 05/2019/TT-BKHCN ngày 26/6/2019 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định 43/2017/NĐ-CP ngày 14/04/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa về nhãn hàng hóa sau đây:

1. Về vị trí các nội dung bắt buộc ghi trên nhãn hàng hóa:

Những nội dung bắt buộc phải ghi trên nhãn hàng hóa (tên hàng hóa; tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; xuất xứ hàng hóa; ngày sản xuất, thời hạn sử dụng;…) không cần thể hiện tập trung trên nhãn, có thể ghi trên vị trí khác của hàng hóa, bảo đảm khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hóa. Những nội dung bắt buộc đó là một phần của nhãn hàng hóa.

Ví dụ 1: số khung của xe máy được dập trên khung xe hay số Vm của ô tô được khắc trực tiếp trên thân xe tuy không được thể hiện cùng vị trí với các nội dung bắt buộc khác nhưng ở vị trí có thể nhận biết được dễ dàng, không phải tháo rời các chi tiết, nội dung này là một phần của nhãn hàng hóa.

Ví dụ 2: ngày sản xuất, hạn sử dụng hoặc định lượng của hàng hóa được in sẵn trên đáy hoặc thân chai, không cùng vị trí với các nội dung khác trên bản in nhãn gắn trên chai nhưng vẫn dễ dàng nhận biết được, nội dung này là một phần của nhãn hàng hóa.

2. Hàng hóa có cả bao bì trực tiếp và bao bì ngoài:

Với loại hàng hóa không bán riêng lẻ các đơn vị hàng hóa nhỏ có bao bì trực tiếp bên trong thì phải ghi nhãn trên bao bì ngoài. Ví dụ trường hợp bán cả hộp cà phê, không bán các gói cà phê nhỏ thì ghi nhãn đầy đủ cho cả hộp.

Với loại hàng hóa tách ra bán lẻ các đơn vị hàng hóa nhỏ có bao bì trực tiếp bên trong thì phải ghi nhãn đầy đủ cho cả bao bì ngoài và bao bì trực tiếp. Trường hợp bán cả hộp cà phê và đồng thời tách ra bán lẻ những gói cà phê nhỏ bên trong thì phải ghi nhãn đầy đủ cho cả hộp cà phê và các gói cà phê nhỏ bên trong.

Ngoài ra, đối với những thùng carton đựng hàng hóa đã có nhãn đầy đủ bên trong, có thể mở ra để xem hàng hóa trong thùng carton thì không phải ghi nhãn trên thùng carton đó. Trường hợp bao bì ngoài trong suốt có thể quan sát được nội dung ghi nhãn sản phẩm bên trong thì không bắt buộc ghi nhãn cho bao bì ngoài.

Cập nhật bởi Phạm Thị Thái Vy.

80 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả
bottom of page