Ngày 19/10/2020 Chính phủ ban hành Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn, có hiệu lực kể từ ngày 05/12/2020 (“Nghị định 125/2020”). Tiếp nối Phần 1, LLVN xin tiếp tục cập nhật một số điểm mới quan trọng của Nghị định 125/2020 như dưới đây:
4. Sửa đổi quy định xử phạt đối với hành vi trốn thuế (Điều 17). Theo quy định mới, mức phạt tiền đối với cá nhân và tổ chức là bằng nhau. Bên cạnh đó, mức xử phạt cũng có sự thay đổi, phụ thuộc vào số lần vi phạm, tình tiết tăng nặng/giảm nhẹ, cụ thể như sau:
5. Sửa đổi quy định xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn với một số nội dung quan trọng như sau:
- Điều 22: Hành vi cho, bán hóa đơn: Nghị định 125/2020 đã bổ sung biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm cho, bán hóa đơn.
- Điều 24: Một số hành vi vi phạm quy định về lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ được giảm từ phạt tiền xuống phạt cảnh cáo như:
+ Lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ;
+ Lập sai loại hóa đơn đã giao, phát hiện và lập lại loại hóa đơn đúng trước khi cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế và không ảnh hưởng đến việc xác định nghĩa vụ thuế.
Mặt khác, bổ sung chế tài xử phạt lên đến 8.000.000đ đối với hành vi như:
+ Lập hóa đơn điện tử khi chưa có thông báo chấp thuận của cơ quan thuế;
+ Lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ trong thời gian tạm ngừng hoạt động kinh doanh;
+ Lập hóa đơn điện tử từ máy tính tiền không có kết nối, chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
-----------------------------------
Mọi nhu cầu tư vấn, hỗ trợ pháp lý về thuế, hóa đơn, chứng từ nói chung và các vấn đề pháp lý trong hoạt động kinh doanh, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây để nhận được tư vấn tốt nhất.
SĐT: +84 908 107 788, email: info@lawlinkvn.com
Theo dõi nhiều bài viết hơn của chúng tôi tại: Webiste:www.lawlinkvn.com; Fanpage: www.facebook.com/Lawlink-vietnam, LinkedIn: www.linkedin.com/lawlinkvietnam
Comments