top of page
thanhnguyen056

Từ 15/4/2020 vi phạm hành chính trong lao động bị xử phạt thế nào?

Đã cập nhật: 6 thg 3, 2023


Nghị định 28/2020/NĐ-CP (“Nghị định 28”) thay thế Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 (“Nghị định 95”), có hiệu lực từ ngày 15/4/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.


Dưới đây là những nội dung chính của Nghị định 28:


1. Những đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định?


Đối tượng bị xử phạt hành vi vi phạm trong lĩnh vực gồm: (i) Người sử dụng lao động (“NSDLĐ”) (ii) Người lao động (“NLĐ”) và (iii) Các cá nhân, tổ chức khác có liên quan mà có hành vi vi phạm trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Các tổ chức bị xử phạt tiền gấp 02 lần so với cá nhân khi thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định 28 gồm có:

  • Cơ quan nhà nước, trừ trường hợp thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;

  • Doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam;

  • Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

  • Đơn vị sự nghiệp;

  • Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp; tổ chức xã hội; tổ chức xã hội - nghề nghiệp;

  • Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện các tổ chức quốc tế thuộc hệ thống liên hợp quốc, các tổ chức khu vực, tiểu khu vực;

  • Văn phòng thường trú cơ quan thông tấn, báo chí, phát thanh và truyền hình nước ngoài;

  • Tổ chức quốc tế, tổ chức liên Chính phủ, tổ chức thuộc Chính phủ nước ngoài;

  • Tổ chức phi chính phủ;

  • Văn phòng đại diện hoạt động không sinh lời tại Việt Nam của tổ chức kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, y tế, tư vấn pháp luật nước ngoài;

  • Cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở y tế, cơ sở văn hóa - xã hội.

2. Hình thức xử phạt vi phạm có gì mới?


Xử phạt chính. Nghị định 28 vẫn duy trì 2 hình thức xử phạt chính là phạt cảnh cáo và phạt tiền (Điều 3.1 Nghị định 28); tuy nhiên hầu hết các hành vi vi phạm trước đây có mức hình phạt thấp nhất là cảnh cáo thì Nghị định 28 đã nâng lên hình phạt tiền, như thông báo hoạt động dịch vụ việc làm không theo quy định của pháp luật, yêu cầu thử việc đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ, không thông báo, hướng dẫn cho người lao động thuê lại biết nội quy lao động và các quy chế khác của doanh nghiệp, không cho lao động nữ nghỉ 30 phút mỗi ngày trong thời gian hành kinh…; và tăng mức xử phạt tiền đối với một số hành vi vi phạm như không thống kê, báo cáo định kỳ về tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng, bệnh nghề nghiệp, làm thêm giờ vượt quá số giờ quy định, hoạt động cho thuê lại lao động mà không có giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động…; giảm mức xử phạt tiền đối với một số hành vi như không báo cáo hoặc đã báo cáo nhưng chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận đối với doanh nghiệp nhận thầu, trúng thầu, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có hành vi đưa người lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc.

Xử phạt bổ sung. Khác với Nghị định 95, Nghị định 28 đã hệ thống hóa tại Điều 3.2 các hình thức xử phạt bổ sung. Ngoài các hình thức xử phạt bổ sung vẫn được duy trì như (i) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ kiểm định; (ii) Đình chỉ hoạt động; thì thêm hình thức xử phạt bổ sung mới là (iii) Tịch thu giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ (giấy phép cho thuê lại lao động, giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, chứng chỉ kiểm định viên).


Biện pháp khắc phục hậu quả. Các biện pháp khắc phục hậu quả cũng được hệ thống tại Điều 4 Nghị định 28/20220/NĐ-CP bao gồm danh mục 51 biện pháp khắc phục hậu quả. Ngoài các biện pháp khắc phục hậu quả được tiếp tục duy trì từ Nghị định 95 thì Nghi định 28 bổ sung thêm một số các biện pháp khắc phục hậu quả mới là:

  • Buộc hoàn trả cho người lao động số tiền hưởng bảo hiểm xã hội bắt buộc đã chiếm dụng của người lao động và lãi của số tiền này;

  • Buộc giao kết hợp đồng lao động với người lao động hoặc giao kết đúng loại hợp đồng với người lao động, giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người giúp việc gia đình;

  • Buộc trả đủ tiền lương những ngày tạm đình chỉ công việc đối với người lao động;

  • Buộc nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng, không đóng, trốn đóng;

  • Buộc xin lỗi công khai đối với người lao động và trả toàn bộ chi phí điều trị, tiền lương cho người lao động trong thời gian điều trị nếu việc xâm phạm gây tổn thương về thân thể người lao động đến mức phải điều trị tại các cơ sở y tế;

  • Buộc hủy kết quả huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động đã cung cấp, buộc hủy kết quả kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.

3. Ai có thẩm quyền xử lý, lập biên bản và xử phạt đối với các hành vi vi phạm?


Ngoài Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp, Cục trưởng Cục quản lý lao động nước ngoài, Thanh tra lao động thì Nghị định 28 đã mở rộng thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính cho các chủ thể gồm:

  • Cục trưởng Cục an toàn lao động xử phạt các hành vi vi phạm về an toàn lao động, vệ sinh lao động (Điều 52 Nghị định 28).

  • Cơ quan Bảo hiểm xã hội xử phạt các hành vi vi phạm về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp (Điều 53 Nghị định 28).


4. Các hành vi vi phạm phổ biến và mức xử phạt?


Những vi phạm phổ biến trong lao động:



* Là mức phạt áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt của tổ chức là gấp 2 lần cá nhân

5. Hành vi vi phạm hành chính xảy ra trước ngày 15/04/2020 mà bị phát hiện hoặc xử lý sau ngày 15/04/2020 thì xử lý như thế nào?


Căn cứ Điều 57 Nghị định 28, nguyên tắc áp dụng pháp luật như sau: Chỉ áp dụng Nghị định 28 khi cùng một hành vi mà Nghị định 28 không quy định trách nhiệm pháp lý (nghĩa là hành vi đó không còn là một hành vi vi phạm) hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn (có thể là hình thức xử phạt nhẹ hơn như chuyển từ phạt tiền sang cảnh cáo hoặc mức phạt tiền thấp hơn, không còn áp dụng biện pháp xử phạt bổ sung/khắc phục hậu quả).


Tin bài: LLVN

-------------------

Lawlink Vietnam cung cấp dịch vụ pháp lý trong tuyển dụng & lao động cho tổ chức và cá nhân, bao gồm: Rà soát & xây dựng hệ thống chính sách trong quản trị nhân lực như cơ cấu quản trị & phân quyền; các quy chế hoạt động & kiểm soát tuân thủ; Nội quy; Hợp đồng lao động và các thoả thuận bảo mật thông tin và chống cạnh tranh; các tài liệu mẫu trong xử lý kỷ luật lao động & chấm dứt quan hệ lao động; Các hướng dẫn tuân thủ về kiểm soát chất lượng, an toàn vs lao động & bảo vệ môi trường, các cam kết trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; Các loại giấy phép lao động và dịch vụ cho lao động nước ngoài; Dịch vụ thuế & bảo hiểm; Tư vấn & Đại diện trong giải quyết tranh chấp lao động.

--------------

𝐂𝐨𝐧𝐭𝐚𝐜𝐭 𝐮𝐬

Website: www.lawlink.com

Instagram: lawlink.vietnam

Facebook: Lawlink Vietnam

Phone: +84 908107788

Address: Suite 10.2, Level 10, Vietnam Business Center Building, No.57-59 Ho Tung Mau Street, District 1, HCMC., Vietnam

47 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comentarii


bottom of page